Trạch tả (Alisma plantago-aquatica L)

Trạch tả Vị ngọt, mặn, tính hàn; có tác dụng lợi thuỷ trừ thấp, tả hoả chỉ di. Cũng có tác dụng bổ, kích thích, nhuận tràng, lợi sữa, long đờm, chống nôn.

Mar 11, 2021 - 21:38
 0  97
Trạch tả (Alisma plantago-aquatica L)
Trạch tả hay còn gọi thủy đề, mã đề nước (Tên khoa học: Alisma plantago-aquatica) là loài thực vật có hoa, bản địa của hầu khắp bán cầu Bắc, gồm châu Âu, Bắc Á, Bắc Mỹ. Loài này sống ở vùng bùn lầy hoặc vùng nước ngọt.

Trạch tả

1. Tên gọi:

  • Tên Việt Nam / Vietnamese name:  Trạch tả
  • Tên khác / Other name:  mã đề nước
  • Tên khoa học / Scientific name:  Alisma plantago-aquatica L.
  • Đồng danh / Synonym name:  

2. Họ thực vật / Plant family:  Họ Alismataceae

3. Mô tả / Description:

Cây cỏ, cao 40-50 cm, mọc ở ao đầm và ruộng nước. Thân rễ hình cầu, màu trắng. Lá có cuống dài, có bẹ to mọc ốp vào nhau thành hình hoa thị. Phiến lá nguyên hình thìa giống lá mã đề, gân hình cung. Hoa màu trắng mọc thành xim tán ở giữa cụm lá. Quả bế.

4. Phân bố / Coverage:

Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi.

Cây mọc hoang ở các đầm ao và ruộng. Cũng được trồng lấy thân rễ làm thuốc. Thu hái thân rễ vào mùa thu, rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi khô và sấy với diêm sinh. Khi dùng tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng.

5. Tọa độ địa lý / Geographical coordinates:

6. Diện tích vùng phân bố / Coverage acreage :

Chi Alisma L. có khoảng 10 loài, phân bố rải rác từ vùng nhiệt đới đến vùng cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Hiện đã biết có 2 loài được dùng làm thuốc là trạch tả (Alisma plantago-aquatica L.) và loài A. canaliculatum Braun et Bouche’ có ở Triều Tiên.

Trạch tả có nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Ở Việt Nam, trạch tả chỉ thấy trồng ở các tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây và Hải Dương, Hưng Yên.

7. Bộ phận dùng / Compositions used:

Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng.

Thân rễ - Rhizoma Alismatis, thường gọi là Trạch tả

8. Công dụng / Uses:

Thường dùng chữa tiểu tiện bất lợi, đái đường, thuỷ thũng, viêm thận, bí tiểu tiện, đái ra máu, đái dắt, đái buốt, bụng đầy trướng, ỉa chảy, kiết lỵ, bạch đới, hoàng đản, mắt đỏ, đau lưng, di tinh. Cũng có thể dùng làm thuốc lợi sữa cho phụ nữ thiếu sữa và chữa được chứng choáng, đầu váng mắt hoa. Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Lá dùng ngoài trị bệnh ngoài da.

Ðồng bào Thái ở Mộc Châu lấy lá và nụ hoa đem về nấu ăn.

9. Thành phần hóa học / Chemical composition:

Thân rễ chứa tinh dầu có alisol A, B, C và epialisol A, nhựa, protid và tinh bột.

10. Tác dụng dược lí / Pharmacological effects:

  • Tác dụng lợi tiểu: Uống nước sắc trạch tả thì lượng bài tiết nước tiểu, ure, Na+ tăng, tác dụng lợi tiểu của trạch tả có liên quan đến hàm lượng muối kali cao tồn tại trong dược liệu
  • Ảnh hưởng đối với chuyển hóa mỡ: có tác dụng hạ lipid máu và chống xơ vữa động mạch một cách rõ rệt. Trên lâm sàng ở những bệnh nhân có lipid máu tăng, hàng ngày uống viên trạch tả với liều 4,2g/người, dùng từ 2-4 tuần lễ có tác dụng làm hạ cholesterol, β-lipoprotein và triglycerid trong máu.
  • Tác dụng chống viêm:  Nước sắc trạch tả có tác dụng ức chế sưng phù, đồng thời cũng ức chế sự tăng sinh của tổ chức u hạt. Trên động vật gây viêm thận, thực nghiệm bằng cách tiêm dưới da nitrat natri, trạch tả làm giảm lượng ure và cholesterol trong máu.
  • Các tác dụng khác: có tác dụng hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Ngoài các tác dụng trên, các alisol A,B,C monoacetat còn có tác dụng bảo vệ gan, chống các tổn thương gan do tetraclorid carbon gây nên.
  • Độc tính : Dịch chiết bằng methanol của trạch tả, trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm tĩnh mạch và tiêm xoang bụng có LD50=0.98g và 1,27g/kg. Thí nghiệm dài ngày cho bột trạch tả vào thức ăn chuột cống trắng với tỉ lệ 1% dùng trong 2 tháng liền không có biểu hiện ngộ độc.

11. Đặc điểm nông học / Agronomic characteristics:

Cây thảo cao 40-50cm, có thân rễ hình cầu hay hình con quay nạc. Lá dai, phiến hình trái xoan - mũi mác hoặc lõm ở gốc, mọc đứng hoặc trải ra, dài 15-20cm, rộng 3-7cm; gân từ gốc 5-7, cuống lá dài bằng phiến. Cụm hoa chuỳ to, cao 30-120cm, nhánh dài mang xim co gồm những hoa lưỡng tính; lá đài 3; cánh hoa 3; nhị 6, lá noãn 20-30 đính theo một vòng. Quả bế đẹp.

Mùa hoa tháng 10-11.

12. Kiểm nghiệm / Acceptance test:

Một số bài thuốc chứa Trạch tả:

Chữa thủy thũng, cổ trướng: trạch tả, xích phục linh, mạch môn, bạch truật, mỗi thứ 12g; vỏ rễ râu, tía tô, hạt cau, mộc qua, mỗi thứ 10g; đại phúc bì, trần bì, sa nhân, mộc hương mỗi thứ 8g; đăng tâm 10 sợi. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc trạch tả 12g, ý dĩ sao 10g, tỳ giải 10g. Tán bột hoặc sắc uống.

Chữa tiểu tiện khó, đái rắt, đái buốt: trạch tả 12g, sa tiền tử 10g, thông thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa cước khí, bí tiểu tiện, tức ngực: trạch tả 10g, khiên ngưu 8g, binh lang, xích phục linh, chỉ xác, mộc thông, mỗi thứ 6g. Tất cả tán thành bột, nấu với gừng tươi, hành ta lấy nước uống trong ngày

Chữa viêm thận, đái ít, phù: trạch tả 16g, bạch truật, phục linh, trư linh, mỗi thứ 12g; quế chi 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.

Chữa lipid máu cao: trạch tả 8g, mộc hương, thảo quyết minh, tang ký sinh, mỗi thứ 6g; hà thủ ô đỏ, hoàng tinh, kim anh tử, sơn tra, mỗi thứ 3g. Tất cả nấu với nước thành cao rồi trộn với bột gạo làm thành viên, mỗi viên tương đương với 1,1g dược liệu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-8 viên.

Chữa gan nhiễm mỡ: trạch tả 20g, hà thủ ô (sống), thảo quyết minh, đan sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 15g; sơn tra (sống) 30g, hổ trượng 15g, hà diệp 15g. Sắc nước uống, ngày một thang.

Chữa béo phì đơn thuần: trạch tả, thảo quyết minh, sơn tra, mỗi thứ 12g: phan tả diệp 8g. Tất cả thái nhỏ hãm với nước sôi, uống làm hai lần trong ngày. Một đợt điều trị kéo dài 4 tuần.

13. Bào chế, chế biến / Dosage, processed:

Thu hoạch: Thân rễ thu hoạch vào tháng 4-5 khi cây chuyển sang màu vàng.

Sơ chế:

Trạch tả: Loại bỏ tạp chất, phân loại to nhỏ, tẩm nước, ủ mềm, thái lát dày, phơi hoặc sấy khô.

Diêm trạch tả (Chế muối): Lấy thân rễ Trạch tả đã thái phiến khô, phun nước muối cho ẩm, ủ kỹ, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài có màu vàng, lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg trạch tả dùng 2 kg muối.

Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

14. Sản phẩm đã lưu hành / Product stored: