Tỏi ta (Allium Sativum L)

Tỏi (Allium sativum L.) đã được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày như gia vị thực phẩm với nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả. Tồn trữ tép tỏi có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường tiêu thụ tỏi tươi và chế biến.

Mar 11, 2021 - 21:16
 0  44
Tỏi ta (Allium Sativum L)
Tỏi ta (Allium Sativum L)

Tỏi ta

1. Tên gọi:

  • Tên Việt Nam / Vietnamese name:  Tỏi ta
  • Tên khác / Other name:  đại toán, hom khía (Thái), sluộn (Tày).
  • Tên khoa học / Scientific name:   Allium Sativum L.
  • Đồng danh / Synonym name:  

2. Họ thực vật / Plant family:  Họ Alliaceae

3. Mô tả / Description:

Cây cỏ, sống một năm. Thân hành gồm nhiều hành con gọi là ánh tỏi mọc áp sát vào nhau. Lá hình dải, mỏng, bẹ to, gân song song, đầu nhọn hoắt. Hoa màu trắng hay hồng mọc tụ tập thành khối hình cầu bao bọc bởi một lá bắc to.

4. Phân bố / Coverage:

Cây được trồng phổ biến ở khắp nơi.

Cây của miền Trung châu Á, được gây trồng ở nhiều nước ôn đới. Ở nước ta, cũng trồng nhiều, có những vùng trồng Tỏi có tiếng ở Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng... Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân; có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

5. Tọa độ địa lý / Geographical coordinates:

6. Diện tích vùng phân bố / Coverage acreage :

7. Bộ phận dùng / Compositions used:

Thân hành. Thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân. Dùng tươi hay phơi khô.

Thân hành (giò) - Bulbus Allii, thường có tên là Ðại toán

8. Công dụng / Uses:

Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày 4-6g. Thụt 100ml dung dịch 5-10 đẩy giun kim, chữa viêm đại tràng. Cồn tỏi chữa ho, ho gà, viêm phế quản. Nước tỏi nhỏ mũi, cháo tỏi ăn trị cảm cúm. Còn chữa chứng tăng cholesterol máu. Đắp ngoài chữa ung nhọt, rết cắn.

Dùng trị: 

1. Cảm mạo; 

2. Lỵ amíp, lỵ trực khuẩn; 

3. Viêm ruột ăn uống không tiêu; 

4. Mụn nhọt đơn sưng.

Người ta đã tổng hợp được nhiều công đoạn của Tỏi. Tỏi là chất kháng khuẩn và sát khuẩn. Tỏi điều hoà hệ sinh vật của ruột. Tỏi là thuốc trị giun đặc biệt là giun kim. Tỏi là chất kích thích cơ thể và điều hoà các chức năng chủ yếu như các rối loạn gan và các tuyến nội tiết... Tỏi là thuốc chữa bênh đái đường, phòng ngừa trạng thái ung thư, giúp chống những bệnh như đau màng óc, bệnh xơ cứng động mạch, huyết áp cao...

Ở Ai Cập từ nhiều thế kỷ, nhân dân ta dùng một lọ rượu ngâm Tỏi để uống. Ngày này người ta đã biết rượu Tỏi có tác dụng đối với thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt), tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu), phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản), tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày), trĩ nội và trị ngoại, đái tháo đường. Dùng rượu Tỏi không gây phản ứng phụ và lại có hiệu quả chữa bệnh cao.

9. Thành phần hóa học / Chemical composition:

Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allicin, hợp chất diallyl disulfit, allyl propyl disulfit và một số hợp chất chứa sulfur khác.

Các chất chính trong củ Tỏi là tinh dầu, với các sulfur và polysulfur de vinyle; các vitamin A, B1, B2 và C, các chất kháng khuẩn, trong đó có allycin, allycetoin I và II, men allynin và acid nicotinic.

10. Tác dụng dược lí / Pharmacological effects:

Vị cay, tính ấm; có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc. Alliicin là hoạt chất có tác dụng nhiều nhất của Tỏi, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh. Nó lại có tính lợi tiểu là do các fructosan và tinh dầu.

11. Đặc điểm nông học / Agronomic characteristics:

Tháng 8-11.

12. Kiểm nghiệm / Acceptance test:

  • Định danh tỏi Lý Sơn (Allium sativum L.) dựa vào các đặc điểm hình thái củ và chỉ thị phân tử

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 08/01/2019

Ngày nhận bài sửa: 26/02/2019

Ngày duyệt đăng: 30/08/2019

Title:Identification of Ly Son garlic (Allium sativum L.) using morphological characteristics of bulbs and molecular markers

Từ khóa: Cấu trúc củ tỏi, chỉ thị phân tử, định danh, hình thái củ tỏi, tỏi Lý Sơn

Keywords: Ly Son garlic, identification, molecular marker, morphological characteristics of garlic bulbs, structure of garlic bulbs.

ABSTRACT

The study was carried out to identify the brand of Ly Son garlic (Allium sativum L.) in Quang Ngai province by using morphological characteristics of bulbs and molecular markers. Six garlic accessions were collected from local farms and supermarkets including Ly Son, Phan Rang, Khanh Hoa, Lam Dong and Hai Duong and China. A total of 10 morphological and structural characteristics of garlic bulbs and 5 markers has been evaluated. The results showed that Ly Son garlic was distinct from garlic of Hai Duong, Lam Dong and China based on the color of bulb skin, bulb diameter, root zone diameter. However, there were many similar characteristics between Ly Son bulb garlic and Phan Rang, Khanh Hoa garlic. Therefore, it was necessary to evaluate the number of cloves per bulb, bulb diameter and root zone diameter. Ly Son garlic had 19.8 ± 3.7 cloves; bulb diameter - 2.79 ± 0.2 cm; root zone diameter - 1.11 ± 0.09 cm. The cpSSR and cpSTR markers designed in the present study only allow distinguishing between Ly Son garlic and Phan Rang, Lam Dong, Khanh Hoa, Chinese garlic. Application of molecular markers confirmed the genetic homogeneity of Ly Son and Khanh Hoa garlic.

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần định danh chính xác thương hiệu tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thông qua các đặc điểm hình thái củ và chỉ thị phân tử. Sáu loại tỏi đã được thu thập từ các địa phương trồng tỏi và các siêu thị có nguồn gốc rõ ràng bao gồm: Lý Sơn - Quảng Ngãi, Phan Rang - Ninh Thuận, Khánh Hòa, Đà Lạt - Lâm Đồng, Hải Dương và Trung Quốc. Đã có tổng số 10 đặc điểm hình thái và cấu trúc của tỏi được đánh giá và 5 chỉ thị phân tử được sử dụng. Theo kết quả nghiên cứu, tỏi Lý Sơn dễ dàng được phân biệt với tỏi Hải Dương, Lâm Đồng và Trung Quốc dựa vào màu sắc vỏ lụa, đường kính củ, đường kính vùng rễ. Để phân biệt được tỏi Lý Sơn với tỏi Phan Rang và Khánh Hòa cần thông qua số lượng tép, đường kính củ và đường kính rễ. Số lượng tép của tỏi Lý Sơn là 19,8 ± 3,7 tép; đường kính củ - 2,79 ± 0,2 cm; đường kính vùng rễ - 1,11 ± 0,09 cm. Các chỉ thị cpSSR và cpSTR được thiết kế trong nghiên cứu chỉ cho phép phân biệt tỏi Lý Sơn với tỏi Phan Rang, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Trung Quốc. Thông qua các chỉ thị phân tử cũng có thể khẳng định sự đồng nhất về mặt di truyền giữa tỏi Lý Sơn và tỏi Khánh Hòa.
Trích dẫn: Nguyễn Minh Lý, Mai Xuân Cường và Đinh Thị Thùy Trinh, 2019. Định danh tỏi Lý Sơn (Allium sativum L.) dựa vào các đặc điểm hình thái củ và chỉ thị phân tử. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(4B): 45-52.

Tải file đính kèm phía dưới (06-nn-nguyen-minh-ly45-52107.pdf)

  • Sự thay đổi của một số thành phần hóa học và hợp chất có hoạt tính sinh học trong tép tỏi (Allium sativum L.) trong quá trình tồn trữ
    Nguyễn Ái Thạch* *Email: [email protected]

Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ

Ngày nhận bài: 03/10/2017; ngày chuyển phản biện: 05/10/2017; ngày nhận phản biện: 01/12/2017; ngày chấp nhận đăng: 16/04/2018

Tóm tắt:

Tỏi (Allium sativum L.) đã được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày như gia vị thực phẩm với nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả. Tồn trữ tép tỏi có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường tiêu thụ tỏi tươi và chế biến. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành đánh giá ảnh hưởng của quá trình tồn trữ tép tỏi (trồng ở phường Văn Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đến một số thành phần hóa học (pH, độ ẩm và đường khử) và hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học (hàm lượng polyphenol, flavonoid tổng số, hàm lượng thiosulfinate và khả năng chống oxy hóa) trong tỏi. Hoạt tính chống oxy hóa được đánh giá bằng cách sử dụng phương pháp loại bỏ gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học và hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học trong tép tỏi đều bị ảnh hưởng đáng kể bởi quá trình tồn trữ (ngoại trừ giá trị pH, hàm lượng flavonoid tổng số và khả năng chống oxy hóa). Hàm lượng đường giảm ở tuần thứ 6 và độ ẩm giảm ở tuần thứ 8. Bên cạnh đó, hàm lượng polyphenol đạt cao nhất ở tuần thứ 8, trong khi hàm lượng thiosulfinate có xu hướng tăng đến tuần 12.

Từ khóa: DPPH, flavonoids, khả năng chống oxy hóa, polyphenols, tép tỏi, thiosulfinate, tồn trữ.

Chỉ số phân loại: 1.4

Changes of some chemical constituents and bioactive compounds of garlic (Allium sativum L.) clove during storage

Ai Thach Nguyen*

Department of Food Technology, Can Tho University

Received: 3 October 2017; accepted: 16 April 2018

Abstract:

Garlic (Allium sativum L.) has been considered to be a food with exceptional therapeutic qualities in many cultures. Garlic cloves storage is an important factor for fresh and processed products. In this study, we investigated the variations of some chemical constituents (pH, moisture and reducing sugars) and contents of bioactive compounds (total polyphenols, total flavonoids and thiosulfinate content and antioxidant capacity) during the storage time of garlic cloves after harvest at Van Hai Ward, Phan Rang - Thap Cham City, Ninh Thuan Province). The antioxidant activity was evaluated using DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) radical scavenging activity. Some chemical compositions and contents of bioactive compounds in garlic cloves were significantly affected during storage (except for the pH value, total flavonoids content and antioxidant capacity). The reducing sugar and moisture content decreased at 6 and 8 weeks, respectively. The total polyphenols content reached maximum at 8 weeks, while thiosulfinates content tended to increase at 12 weeks.

Keywords: Antioxidant capacity, clove garlic, DPPH, flavonoids, polyphenols, storage, thiosulfinate.

Classification number:1.4

Tải file đính kèm dưới đây tên file(6b-20-2018.pdf)

13. Bào chế, chế biến / Dosage, processed:

1. Cảm cúm:  Ăn Tỏi và chế nước Tỏi nhỏ mũi. Mỗi lần dùng 1-2g Tỏi tươi. 

2. Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày dùng 4-6g Tỏi sắc uống hoặc giã 10g Tỏi, ngâm vào 100ml nước nguội; trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại độ 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Ðồng thời ăn mỗi ngày 6g Tỏi sống chia làm 3 lần. Ðiều trị 5-7 ngày thì có kết quả.

3. Ung nhọt, áp xe viêm tấy: Giã giập Tỏi, đắp 15-20 phút (không để lâu dễ bị bỏng da). Có thể trộn với ít dầu Vừng mà đắp.

4. Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông: Giã Tỏi rịt vào rốn (cách ly bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy Tỏi giã giập bọc bông lại nhét vào hậu môn (Nam dược thần hiệu).

5. Trị giun kim, giun móc: Thường xuyên ăn Tỏi sống hoặc dùng nước Tỏi 5-10% 100ml, thụt vào hậu môn.

14. Sản phẩm đã lưu hành / Product stored:

Files