Trầu không (Piper betle L)

Trầu không có Vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Thường dùng trị hàn thấp nhức mỏi, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, nhức đầu khó thở.

Mar 11, 2021 - 10:34
 0  23
Trầu không (Piper betle L)
Cây Trầu không có tên khoa học: Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae.
Trầu không (Piper betle L)
Temu
Temu

Trầu không

Temu
Temu

1. Tên gọi:

  • Tên Việt Nam / Vietnamese name:  Trầu không
  • Tên khác / Other name:  trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng, mjầu (Tày), lau (Dao)
  • Tên khoa học / Scientific name:  Piper betle L.
  • Đồng danh / Synonym name:  

2. Họ thực vật / Plant family:  Họ Piperaceae

3. Mô tả / Description:

Dây mọc bám, có rễ phụ ở mấu. Thân nhẵn, có khía dọc. Lá mọc so le, hai mặt nhẵn bóng. Gân lá hình chân vịt. Cụm hoa hình bông đuôi sóc, mọc thõng xuống gồm hoa đực và hoa cái. Quả mọng, hình cầu, phủ lông ở đỉnh. Toàn cây có tinh dầu thơm.

4. Phân bố / Coverage:

Cây được trồng ở khắp nơi, nhất là ở miền nam.

5. Tọa độ địa lý / Geographical coordinates:

6. Diện tích vùng phân bố / Coverage acreage :

Cây gốc ở Malaixia, được trồng rộng rãi để lấy lá ăn trầu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô, có khi tán bột, dùng dần.

7. Bộ phận dùng / Compositions used:

Lá, rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi.

Thân, lá, quả - Caulis, Folium et Fructus Piperis.

8. Công dụng / Uses:

Chữa viêm mủ chân răng: Nước ép hoặc cao lá ngậm, bôi. Nước sắc lá rửa hoặc đắp trị vết thương, bỏng, lở loét, mụn nhọt, chàm, viêm mạch bạch huyết. Lá đắp ngực chữa ho, hen; đắp vú làm cạn sữa. Lá xát xương sống chữa cảm mạo. Rễ (8-12g) sắc uống chữa thấp khớp.

9. Thành phần hóa học / Chemical composition:

Cả cây chứa tinh dầu gồm eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymen, caryophyllen, cadinen; tanin, đường, caroten, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, vitamin C; acid amin.

Lá chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli.

10. Tác dụng dược lí / Pharmacological effects:

Vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Trầu không được xem như là thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt và xem như có tác dụng dự phòng chống bệnh lỵ và sốt rét.

Thường dùng trị hàn thấp nhức mỏi, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, nhức đầu khó thở. Một số bệnh viện nấu nó thành cao chữa bệnh viêm cận răng (paradentose). Nhân dân thường dùng nấu nước rửa vết thương, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta vẫn dùng lá trầu không chữa bỏng (giã nhỏ, vắt lấy nước bôi vào chỗ bỏng). Liều dùng 8-16g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.

Ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, ăn uống không tiêu, trướng bụng và dùng ngoài trị thấp sang.

11. Đặc điểm nông học / Agronomic characteristics: Tháng 5-8.

12. Kiểm nghiệm / Acceptance test:

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm

Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết: Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.

Sát khuẩn vết thương: Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

Chữa viêm họng: Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

Thông tia sữa: Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức.

Trị đau nhức, cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.

Chữa nước ăn chân: Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín: Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

Chữa viêm chân răng có mủ, hôi miệng: Lá trầu không 1000g. thái nhỏ cho thêm 2 lít nước đun sôi kỹ, gạn lấy dịch thuốc, cô đặc, dùng tăm bông chấm nước trầu không bôi vào lợi răng hàng ngày. Ngày bôi 3 – 4 lần.

Chữa đau nhức, mình mẩy: Dùng rễ, thân trầu không 16g; Rễ lá lốt 12g; Rễ gấc 12g. Thêm 300ml nước, sắc lấy 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa bệnh hăm bẹn nách, cổ trẻ sơ sinh: Lá trầu không 20 – 30g; Nước 2 lít. Thái nhỏ lá trầu không cho vào nước đun sôi 2 phút để nguội, rửa cho bé.

13. Bào chế, chế biến / Dosage, processed:

14. Sản phẩm đã lưu hành / Product stored:

Temu
Temu

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!