Trầu cay, lá trầu, trầu (Piper betle L., Piperaceae)
Trầu không thường được dùng chữa nhức mỏi, đau bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, nước sắc rửa vết loét, vết thương, trị mẫn ngứa, mụn nhọt. Tại Việt nam có nhiều chế phẩm dùng ngoài trị viêm nhiễm, lở loét và trị viêm nhiễm trong phụ khoa
Mô tả: Cây nhỡ leo nhẵn. Lá có cuống có bẹ, dài 1,5-3,5mm; phiến hình trái xoan, dài 10-13cm, rộng 4,5-9cm, có gốc hơi không cân, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi nhọn ở chóp, có dạng màng và cứng, có các điểm tuyến trong suốt rất mịn; gân gốc thường là 5. Hoa khác gốc, mọc thành bông. Quả mọng lồi, tròn, có những lông mềm ở đỉnh.
2. Thông tin mô tả Công dụng và tác dụng, cách dùng chữa bệnh của Dược Liệu
Bộ phận dùng: Thân, lá, quả - Caulis, Folium et Fructus Piperis.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Malaixia, được trồng rộng rãi để lấy lá ăn trầu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô, có khi tán bột, dùng dần.
Thành phần hoá học: Lá chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli.
Tính vị, tác dụng: Vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Trầu không được xem như là thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt và xem như có tác dụng dự phòng chống bệnh lỵ và sốt rét.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị hàn thấp nhức mỏi, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, nhức đầu khó thở. Một số bệnh viện nấu nó thành cao chữa bệnh viêm cận răng (paradentose). Nhân dân thường dùng nấu nước rửa vết thương, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta vẫn dùng lá trầu không chữa bỏng (giã nhỏ, vắt lấy nước bôi vào chỗ bỏng). Liều dùng 8-16g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.
Ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, ăn uống không tiêu, trướng bụng và dùng ngoài trị thấp sang.
3. 7 Tác dụng trị bệnh của lá trầu không theo dân gian
1. Trị vết thương
Lá trầu không chứa nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó làm giảm stress oxy hóa và do vậy làm liền viết thương nhanh hơn. Bôi nước lá trầu không lên vết thương sau đó phủ lên bằng nhiều lá trầu và quấn lại. Vết thương sẽ nhanh chóng liền lại trong vài ngày.
2. Đau khớp
Chứa nhiều chất polyphenol, đặc biệt là chavicol, lá trầu không có tác dụng chống viêm tuyệt vời. Bôi tại chỗ nước lá trầu không giúp giảm đau do viêm khớp và các vấn đề khác có liên quan.
3. Khó tiêu
Lá trầu không có tác dụng bảo vệ dạ dày, chống đầy hơi, chống xì hơi vv…Nhai lá trầu không cũng giúp sản xuất nhiều nước bọt hơn.
Nó cũng giúp hấp thu tốt hơn khoáng chất và dưỡng chất. Loại nước này có thể dùng với nước lọc để trị chứng khó tiêu thường xuyên. Có thể thoa nước lá trầu không lên bụng để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
4. Hơi thở hôi
Trầu không có nhiều tác dụng với sức khỏe răng miệng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhai lá trầu không làm tăng tiết nước bọt, nước bọt có tác dụng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn ở miệng bằng cách khôi phục lại độ pH.
5. Giảm cân
Lá trầu không giúp tăng cường trao đổi chất, làm tăng sự bài tiết dịch tiêu hóa và loại bỏ nước và độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể.
Lượng chất xơ phong phú cũng giúp giảm táo bón. Lá trầu không được tin là giúp giảm mỡ cơ thể. Tất cả những tác dụng này giúp bạn giảm cân lành mạnh.
6. Đau họng
Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu không khiến nó có tác dụng điều trị cảm lạnh và những rối loạn có liên quan.
Theo y học cổ tuyền Ấn Độ, việc sử dụng thường xuyên lá trầu không nghiền lẫn với mật ong giúp bảo vệ họng khỏi bị nhiễm trùng.
7. Chứng rối loạn cương dương ở nam giới
Lá trầu không được coi là bài thuốc hiệu quả trị rối loạn cương dương ở nam giới vì nó làm giãn mạch máu và cũng có tác dụng chống trầm cảm. Bạn có thể nhai một hoặc hai lá trầu không sau bữa ăn để điều trị chứng này.
4. Cách dùng lá Trầu không trị: Chữa đau đầu, Chữa cảm lạnh, Bỏng nước sôi
Chữa đau đầu: Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai giập đắp vào hai bên thái dương.
Chữa cảm lạnh: Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống.
Bỏng nước sôi: Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.
Theo caythuocquanhta.com
Đọc thêm nghiên cứu về cây thuốc nam Trầu Không
1. TINH DẦU LÁ TRẦU PIPER BETLE L. VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC
2. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIÂM HOM CÂY TRẦU KHÔNG (PIPER BETLE L.) TẠI DUY TIÊN, HÀ NAM
3. Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá trầu không (Piper betel L.), họ hồ tiêu (Piperace)