Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq)

Tục đoan làm thuốc bổ, làm dịu đau, chống viêm, chữa đau lưng, cước khí, thấp khớp, nhức xương, di tinh, bạch đới, động thai đau bụng, gan thận yếu, báng, chấn thương, bong gan, gãy xương, mụn nhọt và còn lợi sữa, cầm máu.

Mar 10, 2021 - 23:44
 0  137
Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq)
Tục Đoan có tên khoa học: Dipsacus japonicus là một loài thực vật có hoa trong họ Kim ngân. Loài này được Miq. mô tả khoa học đầu tiên năm 1868.

Tục đoạn

1. Tên gọi:

  • Tên Việt Nam / Vietnamese name:  Tục đoạn
  • Tên khác / Other name:  sơn cân thái, oa thái, rễ kế, đầu vù (Hmông)
  • Tên khoa học / Scientific name:  Dipsacus japonicus Miq.
  • Đồng danh / Synonym name:  

2. Họ thực vật / Plant family:  Họ Dipsacacea

3. Mô tả / Description:

Cây cỏ, cao 60-90cm. Rễ mập, không phân nhánh. Thân có cạnh khía và có gai nhỏ, thưa. Lá mọc đối, không cuống, mép khía răng; lá gốc xẻ thuỳ sâu, lá phía trên nguyên. Cụm hoa hình đầu tròn mọc trên một cán dài bao bọc bởi tổng bao lá bắc to và cứng. Hoa màu trắng. Quả bế hơi hình 4 cạnh, nhẵn.

4. Phân bố / Coverage:

  • Cây mọc hoang ở các sa-van cỏ, nương rẫy có độ cao 1000m trở lên.
  • Trong nước: Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ), Lào Cai (Sapa, Bát Xát), Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ).
  • Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc.

5. Tọa độ địa lý / Geographical coordinates:

6. Diện tích vùng phân bố / Coverage acreage : 

  • Loài của Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Cây thường mọc ở các Savan cỏ vùng núi cao miền Bắc của nước ta. Thu hái rễ vào tháng 7-8.
  • Trong nước: Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ), Lào Cai (Sapa, Bát Xát), Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ).
  • Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc.
  • Mới xác định có 2 quần thể phụ ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, tổng diện tích ước tính không quá 500km2. Nạn phá rừng làm nương rẫy trực tiếp làm thu hẹp phân bố. Thường xuyên bị khai thác. Trữ lượng tự nhiên giảm sút mạnh.

7. Bộ phận dùng / Compositions used: Rễ. Thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng. (Rễ - Radix Dipsaci japonici, thường gọi là Tục đoạn)

8. Công dụng / Uses:

Thuốc bổ, làm dịu đau, chống viêm, chữa đau lưng, cước khí, thấp khớp, nhức xương, di tinh, bạch đới, động thai đau bụng, gan thận yếu, báng, chấn thương, bong gan, gãy xương, mụn nhọt và còn lợi sữa, cầm máu. Ngày 10-12g dạng thuốc sắc, ngâm rượu, bột hoặc viên.

9. Thành phần hóa học / Chemical composition: Alcaloid, tanin, đường.

10. Tác dụng dược lí / Pharmacological effects: Rễ có tác dụng bổ can thận, ảục cân cốt, thông huyết mạch, lợi quan tiết, giảm đau, yên thai.

11. Đặc điểm nông học / Agronomic characteristics:

Mùa hoa tháng 8 - 9, quả tháng 9 - 11 (12). Hạt nhiều, phát tán xung quanh gốc cây mẹ và nảy mầm vào khoảng tháng 3 - 4. Cây đẻ nhánh khoẻ, tạo thành khóm lớn; Những nhánh thân có hoa quả trong năm sẽ tàn lụi vào mùa đông. Thường mọc thành đám hay rải rác, lẫn với những loài cỏ khác ở các bãi cỏ ven rừng núi đá vôi, ở nương rẫy cũ hay ven đường đi, ở độ cao từ 1500 - 1600 m.

12. Kiểm nghiệm / Acceptance test:

13. Bào chế, chế biến / Dosage, processed:

14. Sản phẩm đã lưu hành / Product stored:

Giá trị: Loài thực vật thuộc họ Tục đoạn Dipsacaceae có rễ củ là vị thuốc được dùng nhiều trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ gân cốt, chữa đau nhức xương khớp, khi bị ngã tổn thương, thuốc về bệnh thận, chữa di tinh...

  • Tải tài liệu "NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY TỤC ĐOẠN (Dipsacus japonicus) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ" dưới đây

Files