Vì sao cây nhạc ngựa lại nhốt côn trùng?
Loài Nhạc ngựa này khá tinh ranh trong việc nhờ cậy côn trùng thụ phấn hộ mình. Khi hoa nở, nó dụ cho côn trùng chui vào trong, rồi nhốt lại. Đến khi mình côn trùng dính đầy phấn, đủ để có thể thụ phấn cho bông khác, nó mới chịu thả ra.
Bạn không tin, cứ bóc một bông hoa nở trong ngày sẽ thấy ruồi bay ra. Vì sao lại có hiện tượng đó? Ấy là chúng đang giúp đỡ lẫn nhau. Hoa cho côn trùng thức ăn, còn côn trùng giúp hoa truyền phấn.
Nhạc ngựa là loài cây thân thảo dài loằng ngoằng, quả khi chín giống cái nhạc treo cổ ngựa, nên được gọi là cây nhạc ngựa (Aristolochia debilis). Hoa của nó giống cái loa kèn, hình phễu, có cuống cong. Trong phễu mọc đầy lông, hướng xuống dưới đáy phễu phình ra tạo thành một khoang rỗng. Từ đáy khoang nhô lên một vòi nhụy, đỉnh vòi là đầu nhụy nhận phấn hoa, xung quanh có 6 nhị đực mọc sát nhau.
Khoảng 5h sáng, hoa nở tỏa ra mùi thối rữa, hấp dẫn lũ ruồi nhỏ quen kiếm ăn trên xác sinh vật. Ruồi lượn lờ trên miệng loa kèn, chẳng mấy chốc sẽ chui vào đáy phễu, nơi có mùi nồng nặc nhất. Do lông mọc ngược trong phễu chặn mất lối ra, nên ruồi bị kẹt trong đó. Sau khi ăn no, nó đành phải qua đêm trong đáy phễu. Khoảng 3h30’ sáng hôm sau, túi phấn nứt, phấn hoa rơi ra. Trong quá trình ruồi giãy giụa loạn xạ, thân của nó bị dính đầy phấn hoa, khi ấy lông trong cuống phễu bắt đầu mềm nhũn và dính sát vào thành phễu, độ dài chỉ còn bằng 1/4 lúc trước. Thế là cuống phễu trở lại thông thoát, ruồi mang phấn hoa bò ra một cách dễ dàng, giương cánh bay đi. Lúc đó đã khoảng 7h sáng. Khi ruồi ngửi thấy mùi thối quen thuộc, nó lại chui vào một bông hoa khác, rắc phấn hoa lên đầu nhụy của bông hoa đó.
Điều đáng nói ở đây là nhị cái của hoa nhạc ngựa chín trước. Từ sáng đến nửa đêm là thời gian nhụy có thể thụ phấn. Sau đó, nó mềm nhũn dần và không còn khả năng này nữa. Nhị đực chín sau, tức là trước khi trời sáng mới phát tán phấn hoa. Từ đó có thể thấy, trong cùng một bông hoa, mặc dù có hai bộ phận đực cái, nhưng không thể tự thụ phấn được mà nhất định phải nhờ côn trùng giúp sức.
Côn trùng truyền phấn thông thường là ong bướm lại ghét mùi thối, không chịu đến thăm hỏi loại hoa này, hơn nữa bộ phận phễu hoa nhạc ngựa lại nhỏ dài, làm cho ong bướm không thò vòi vào hút mật được, cũng không chui vào được. Như vậy, mùi thối của hoa nhạc ngựa và con đường nhỏ hẹp vào trong hoa chỉ để dành riêng cho loài ruồi nhỏ. Ruồi chui vào trong hoa như bị nhốt vào “phòng giam hẹn giờ”, giúp cây nhạc ngựa hoàn thành một công đoạn quan trọng trong vòng đời: truyền phấn sang hoa khác. Nếu không, cây nhạc ngựa trên thế giới ngày nay sẽ không còn nòi giống.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |