Vị thuốc mùa xuân từ Hoa Đào, Hoa Mai chữa nhiều bệnh rất hay

Với vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết, hoa đào, hoa mai không những có giá trị thẩm mỹ sâu sắc mà còn là những vị thuốc hay, độc đáo của y học cổ truyền.

Feb 9, 2023 - 00:02
 0  10
Vị thuốc mùa xuân từ Hoa Đào, Hoa Mai chữa nhiều bệnh rất hay
Đào là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa đông, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa.
Vị thuốc mùa xuân từ Hoa Đào, Hoa Mai chữa nhiều bệnh rất hay

Với vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết, hoa đào, hoa mai không những có giá trị thẩm mỹ sâu sắc mà còn là những vị thuốc hay, độc đáo của y học cổ truyền.

Hoa đào

Theo Đông y, hoa đào vị đắng, không độc. Lợi đại tiểu tiện, trục giun sán, tan sỏi thận, thông kinh huyết, hóa đàm, chữa điên loạn. Có thể sắc uống hoặc tán bột 4 - 8g/ngày. Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương hoặc giã đắp.

Chữa thủy thũng: hoa đào lượng vừa đủ, nghiền bột, mỗi lần lấy 6g cho vào nước cháo loãng, uống lúc đói. Ngày 3 lần hoặc nấu cháo hoa đào ăn.

Chữa táo bón: bột hoa đào 30g, bột mì 100g làm bánh ăn, hoặc bột hoa đào 10g chia 2 lần hòa nước ấm uống lúc đói.

Chữa đau eo lưng: hoa đào 100g, gạo nếp 500g, hoa đào giã vụn, trộn gạo nếp cho nước nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần.

Chữa liệt dương: hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa hẹ, trầm hương mỗi thứ 30g, nhân hạt đào 240g, rượu 2.500ml. 7 vị trên cho vào túi lụa treo vào trong 1 hũ sành sứ bịt kín miệng hũ. Ngâm 1 tháng, mỗi lần uống 20ml, ngày uống 2 lần vào 2 bữa ăn chính.

Chữa bế kinh: hoa đào 25g ngâm vào 250ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần uống 10ml hòa với nước ấm, hoặc hoa đào 10g cho vào cơm rượu 50g trộn đều, chưng cách thủy cho nhừ hoa để bớt nóng, ăn cả cơm và hoa. Ngày 1 lần, liền 1 tuần.

Chữa sỏi thận: hoa đào, hổ phách mỗi vị 6g. Nghiền hoa đào trộn đều với hổ phách mỗi lần 6g cho vào 1 tô lớn nước, nấu trong nửa giờ, lọc lấy nước uống. Ngày 2 lần.

Chữa lở ngứa da mặt: hoa đào, nhân hạt bí đao, lượng bằng nhau. Gộp hai thứ tán bột hòa mật mía, bôi vào chỗ lở ngứa.

Lưu ý: Không dùng hoa đào cho phụ nữ có thai.

Cây nhất chi mai còn gọi là Mai trắng (Bạch mai, Hàn mai, Lưỡng nhị mai, nhị độ mai). Tên khoa học là Prunus mume Sieb. & Zucc, thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Ở đây cần phân biệt rõ, tuy tên dân dã là mai nhưng thực sự là một loài cùng họ với đào, anh đào, mơ, mận. Nó hoàn toàn khác với giống mai vàng miền Nam có tên khoa học là Ochna integerrima thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae).

Cây nhất chi mai còn gọi là Mai trắng (Bạch mai, Hàn mai, Lưỡng nhị mai, nhị độ mai). Tên khoa học là Prunus mume Sieb. & Zucc, thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Ở đây cần phân biệt rõ, tuy tên dân dã là mai nhưng thực sự là một loài cùng họ với đào, anh đào, mơ, mận. Nó hoàn toàn khác với giống mai vàng miền Nam có tên khoa học là Ochna integerrima thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae).

Hoa mai trắng

Mai trắng được dùng làm thuốc phổ biến hơn so với mai vàng. Theo Đông y, mai trắng tính mát, vị chua chát, không độc. Công năng khai vị, tan uất kết, bình can hòa vị, lợi phế khí, hóa đàm, an thần định phách, giải đậu độc. Dùng dạng sắc, bột hoặc viên hoàn, đắp dán ngoài.

Chữa mất ngủ: hoa mai trắng 5g, hoa hợp hoan 10g, rượu cúc 50ml, cho hoa vào rượu chưng cách thủy cho nhừ hoa để ấm, uống sau bữa cơm tối 1 giờ.

Chữa chán ăn: hoa mai trắng 6g, hoa đậu ván trắng 15g, quả sơn tra khô 20g, trộn đều 3 thứ rồi chia đều 3 phần để dùng làm 3 lần. Khi dùng lấy 1 phần cho vào ấm rót nước sôi già để cho nguội bớt, rót ra uống.

Chữa viêm họng: hoa mai trắng 6g, hoa dành dành 5g, trà xanh 20g, gộp 3 thứ lại trộn đều chia ra 5 phần để dùng mỗi lần 1 phần, cho vào tách nước sôi già cho ngấm rồi uống.

Phòng, chữa bệnh sởi, thủy đậu: hoa mai 100 bông hái vào sáng sớm khi còn đẫm sương của tháng 12 âm lịch. Đem số hoa đó ướp vào đường trắng, mỗi lần ăn 3 - 5 bông. Ngày ăn 3 lần. 

BS. Phó Đức Thuấn ( theo skđs)