Vỏ lựu, Vỏ quả thạch lựu (Pericarpium granati)
Theo Đông Y, Thạch lựu Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm; có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.
Vị thuốc vỏ quả là của cây thạch lựu Pericarpium granati
Vỏ quả- Pericarpium Granati, thường gọi là Thạch lựu bì
A. Thành phần hóa học
Trong vỏ quả lựu chứa chừng 28% chất tanin và chất màu. Các chất này có tính chất làm săn da và sát khuẩn mạnh.
B. Công dụng và liều dùng
Ngày dùng 15 - 20g (hoặc hơn) dưới dạng thuốc sắc với nước. Có thể cho thêm đường và tinh dầu thơm (như tinh dầu chanh, cam, cho dễ uống).
Thời gian điều trị từ 7 đến 10 ngày.
Có thể pha để lâu như sau:
- Vỏ quả lựu: 2,000g.
- Nước vừa đủ.
- Sacarin hoặc đường cho vừa đủ ngọt.
Rửa sạch vỏ lựu, cắt nhỏ cho vào nồi đất hoặc nồi sành hay nồi nhôm, nồi đồng (tuyệt đối không dùng nồi sắt, nồi gang hay nồi tôn vì chất sắt sẽ hợp với chất tanin trong vỏ quả lựu sẽ cho chất tanat sắt đen bẩn). Thêm 10 lít nước. Đun sôi và giữ nước sôi trong nửa giờ. Gạn nước này ra. Cho thêm 5 lít nước nữa và cũng đun sôi trong nửa giờ rồi lọc. Hợp cả hai lần nước sắc lại. Cô đặc còn 4 lít. Thêm 2g sacarin hoặc đường vào cho đủ ngọt và ít tinh dầu thơm (vỏ chanh, vỏ cam) cho thơm.
Người lớn: Ngày uống 4 lần, mỗi lần 2 đến 3 thìa cà phê thuốc trên. Uống luôn 7 đến 10 ngày thường đủ để khỏi hẳn.
Tại một bệnh viện Trung Quốc, người ta đã dùng thử nước sắc vỏ quả lựu, điều trị so sánh với lối chữa bằng rau sam, lá chè, becbêrin (chất lấy ở cây hoàng liên),... người ta đã đi tới kết luận rằng vỏ quả lựu có tác dụng tốt hơn.
Mùa thu hoạch vỏ quả lựu: Mùa hè.
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS Đỗ Tất Lợi)
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |