Dấu hiệu sốt xuất huyết: nguyên nhân và cách điều trị
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra được coi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến và rất nguy hiểm. Việt Nam là nước nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, là điều kiện sinh sống lý tưởng cho các loài muỗi, đặc biệt là vào mùa hè, thời điểm hay bùng phát dịch sốt xuất huyết. Vì vậy nên các gia đình cần nắm rõ dấu hiệu sốt xuất huyết để phòng tránh và kịp thời điều trị.
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Loài muỗi Aedes aegypti hay còn được biết đến với cái tên Muỗi vằn là mầm bệnh chứa virus Dengue gây nên bệnh sốt xuất huyết cho người. Thời điểm ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới là vào thế kỷ XIII với hơn 100 nước được ghi nhận có ca nhiễm, ước tính mỗi năm có từ 50 - 1000 ca nhiễm. Vì độ lây nhiễm cao do vật trung gian đông đúc (loài muỗi) và tính lặp lại hàng năm của nó nên Tổ chức Y tế thế giới WHO đã xếp loại bệnh này nằm trong nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần phải loại bỏ và tìm ra phương án điều chế vắc xin đặc trị.
2. Dấu hiệu sốt xuất huyết
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở bệnh nhân bị nhẹ:
- Sốt cao liên tục 39 - 40 độ C trong khoảng 2 - 3 ngày hoặc kéo dài hơn.
Có hiện tượng đau đầu dữ dội vùng trán, sau đầu.
Trên cơ thể xuất hiện những nốt phát ban và mẩn đỏ.
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở bệnh nhân bị nặng: Ngoài các triệu chứng trên bệnh nhân có thể có những triệu chứng nguy hiểm dưới đây:
- Dấu hiệu xuất huyết: Từ những nốt nổi mẩn đã diễn tiến thành các vết chấm xuất huyết bên ngoài da, chân răng bị chảy máu, chỗ tiêm bị bầm tím, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen do nội tạng bị xuất huyết, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, thậm chí còn bị chảy máu vùng âm đạo.
- Bên cạnh bị đau vùng đầu, bệnh nhân còn bị đau bụng, hay buồn nôn, mệt mỏi li bì do ảnh hưởng của hội chứng chảy máu cơ quan nội tạng làm tụt huyết áp, gây choáng và mất nhiều máu
- Sự thiếu máu lên não sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Người bệnh dễ lâm vào trạng thái không tỉnh táo, mất dần ý thức và co giật.
- Đổ mồ hôi lạnh
- Khó thở.
Trong trường hợp khi đã uống thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt, nếu tiểu cầu trong máu hạ thấp, người bệnh cần phải được theo dõi tránh dẫn đến tình trạng xuất huyết trong và gây nên các biến chứng nguy hiểm. Ở bệnh nhân thể nặng nếu không được cứu chữa kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.
3. Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết
Giai đoạn 1:
Vì triệu chứng điển hình của bệnh này là sốt cao rất giống với các loại sốt virus thông thường, đặc biệt là ở giai đoạn 1 khi người bệnh mới bị mắc nên đa số mọi người thường chủ quan và chỉ điều trị tại nhà. Các biểu hiện ở giai đoạn này đó là: sốt cao 39 - 40 độ liên tục, khó giảm và hay bị đau đầu. Lúc này người bệnh nên đi xét nghiệm Dengue NS1 Ag để xem mình có bị mắc sốt xuất huyết hay không, nếu kết quả dương tính cần nhanh chóng điều trị.
Giai đoạn 2:
Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, với các triệu chứng nặng như bên trên: bắt đầu xuất huyết nội tạng, nôn mửa, mất máu, thần kinh yếu và bị choáng, sốt li bì, mê sảng. Thời điểm này người bệnh cần được cấp cứu kịp thời và làm xét nghiệm tiểu cầu.
Giai đoạn 3:
Khi đã vượt qua giai đoạn 2 thì đây là thời điểm hồi phục. Các triệu chứng về xuất huyết mất dần, thể trạng khỏe mạnh lên, tiểu cầu tăng và tiêu hoá ổn định trở lại.
4. 02 biến chứng nghiêm trọng điểm hình của sốt xuất huyết
Tiểu cầu hạ: Vì biến chứng này không khiến cho người bệnh sốt cao hay mệt mỏi nên khó bị phát hiện. Đến khi bệnh nhân bị xuất huyết trầm trọng thì bệnh đã bước sang giai đoạn 2.
Cô đặc máu: việc máu bị cô đặc sẽ dẫn đến các hệ luỵ khác như cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, sốt cao và đầu óc lơ mơ, buồn nôn không tỉnh táo.
5. Cách điều trị sốt xuất huyết
Theo như cách điều trị các bệnh sốt virus thông thường, khi bệnh nhân có biểu hiện sốt cao thường tự ý yêu cầu truyền dịch để mong chóng hạ sốt, điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về các dấu hiệu sốt xuất huyết cũng như sự chủ quan của người bệnh. Việc truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa gây nên tình trạng ứ đọng nước trong cơ thể dẫn đến tràn dịch màng phổi
Hiện nay chưa có thuốc thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Do vậy, bác sĩ chỉ có thể giúp bệnh nhân làm giảm triệu chứng và kiểm soát các nguy cơ diễn biến nặng của bệnh sốt xuất huyết.
Việc điều trị sốt xuất huyết phải tuân theo phác đồ điều trị được áp dụng cho bệnh nhân tại các nước trên thế giới. Đối với bệnh ở thể nhẹ thì bệnh nhân có thể đến xét nghiệm để xác minh mình có dấu hiệu sốt xuất huyết hay không tại các cơ sở y tế, nếu kết quả dương tính thì người bệnh sẽ được kê đơn điều trị tại nhà hoặc nhập viện điều trị nội trú tùy thuộc và tình trạng bệnh. Trong thời gian này, ngoài thuốc hạ sốt là Paracetamol bệnh nhân không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác. Ngoài ra cần phải chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và Vitamin C, uống nhiều nước và nghỉ ngơi, tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Duy trì điều trị và theo dõi trong khoảng 12 ngày, người bệnh có thể quay lại cơ sở y tế để tái khám và nếu không xảy ra biến chứng nào bất thường thì có nghĩa là bệnh đã khỏi.
Dựa vào các dấu hiệu sốt xuất huyết của bài viết trên, vào các thời điểm bùng phát dịch sốt xuất huyết (tầm tháng 7, 8 ,9, 10 ở Việt Nam) mọi người nên chú ý quét dọn, giữ gìn vệ sinh khu nhà ở thoáng mát, sạch sẽ, phát quang cây cối để tránh việc loài muỗi tận dụng làm nơi sinh sôi phát triển. Nếu không may bị nhiễm sốt xuất huyết, cần bình tĩnh đi xét nghiệm và thực hiện theo lời chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.
Theo Medlatec
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |