Đừng bỏ qua tác dụng tăng cường sức khoẻ của quả thanh trà và lưu ý đặc biệt khi ăn

Tác dụng của quả thanh trà được các nhà khoa học đánh giá là vô cùng phong phú nếu như biết ăn quả thanh trà đúng cách.

Apr 6, 2021 - 21:13
 0  8
Đừng bỏ qua tác dụng tăng cường sức khoẻ của quả thanh trà và lưu ý đặc biệt khi ăn
Temu
Temu

Theo các chuyên gia, tác dụng của quả thanh trà được tìm thấy phổ biến trong tăng cường sức khỏe tim mạch, nâng cao hệ miễn dịch,... 

Temu
Temu

1. Cây thanh trà là cây gì?

Cây thanh trà có tên khoa học Bouea gandaria Blume hay Bouea macrophylla Griff. Cây thanh trà thuộc họ Anacardiaceae, bộ Sapindales tên tiếng Anh Marian plum, Gandaria, Marian mango hay Plum mango, là cây ăn trái nhiệt đới có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á.

Quả thanh trà thường có vào tháng 3, tháng 4. Lúc này thanh trà chín mọng cho vị ngọt. Khi còn xanh thì thanh trà có vị hơi chua, có thể ăn cùng muối chấm cũng rất đưa miệng.

2. Thành phần dinh dưỡng trong quả thanh trà

Theo nghiên cứu thì cứ 149 gram quả thanh trà lại cung cấp cho cơ thể 70 calories, 18 gram chất đạm, 1 gram chất xơ và 3 gram provitamin A. Hơn nữa, thanh trà còn đáp ứng được 46% nhu cầu vitamin B6, 7% nhu cầu folate, 5% nhu cầu Magie của cơ thể và 5% nhu cầu về kali,.. hàng ngày (hay còn gọi là Daily Value).

Những bộ phận có thể ăn được của cây thanh trà:
- Quả chín: bạn có thể ăn cả vỏ sau khi rửa sạch. Khi ăn cho vị gần giống với vị xoài

- Quả xanh: có thể sử dụng để trộn salad do có vị chua thanh

- Lá cây: ăn sống hoặc nấu chín đều có thể sử dụng được

3. Bất ngờ với những tác dụng của quả thanh trà đối với sức khỏe

Ngoài việc cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể thì tác dụng của quả thanh trà còn được liệt kê như: Giàu chất chống oxy hóa và carotenoid góp phần ngăn ngừa những tổn thương tế bào và từ đó bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Cụ thể như sau:

Các tác dụng của quả thanh trà:

3.1. Tác dụng của quả thanh trà đối với sức khỏe tim mạch

Nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa mà thanh trà có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.

Các nhà khoa học cho biết, Magie và Kali trong thanh trà đóng vai trò lớn trong tác dụng của quả thanh trà như điều chỉnh huyết áp hay các hoạt động bình thường của động mạch.

Một nghiên cứu của Đại học Sapienza cho thấy, carotenoid và phenolic có trong thanh trà giúp chống lại bệnh tim nhờ ngăn ngừa các tổn thương tế bào và giảm viêm hiệu quả. Đồng thời carotenoid giúp ngăn ngừa việc tích tụ mảng bám ở trong động mạch từ đó giảm yếu tố nguy cơ tử vong do bệnh tim.

3.2. Chống ung thư

Đã có một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thanh trà còn có tác dụng phòng chống bệnh ung thư do chiết xuất từ vỏ quả thanh trà. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Quốc gia JeJu (Hàn Quốc) cho biết, sau khi phân tách chiết xuất vỏ quả thanh trà thì các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, nó có tác dụng ức chế sự phát triển và lây lan của tế bào bệnh ung thư bàng quang.

Bên cạnh đó, các hợp chất như carotenoid (cụ thể là beta-carotene) hay phenolic (acid chlorogenic) cũng có tác dụng phòng tránh ung thư hiệu quả trên các nghiên cứu ống nghiệm và trên động vật 

3.3. Hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể

Rất nhiều người thắc mắc việc ăn quả thanh trà có giảm cân không? Thực tế các nhà khoa học cho biết, tác dụng của quả thanh trà là hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hay nói cách khác có thể giúp bạn giảm mức độ chất béo trung tính và bệnh tiểu đường nhờ giảm insulin từ đó phòng chống bệnh tiểu đường.

3.4. Một số tác dụng của quả thanh trà khác

Ngoài các đặc tính, công dụng tiêu biểu của quả thanh trà kể trên thì thanh trà còn có các tác dụng khác như:

- Hỗ trợ hệ tiêu hóa

- Tốt cho não bộ

- Bảo vệ phổi

- Cải thiện thị lực

- Kháng viêm mạnh mẽ ở bệnh nhân bị bệnh não, bệnh tim hay bệnh đái tháo đường.

4. Ai nên ăn quả thanh trà? Bà bầu ăn quả thanh trà được không?

Dựa trên các tác dụng của quả thanh trà phong phú kể trên, vậy ai nên và không nên ăn quả thanh trà? Bà bầu có ăn quả thanh trà được không?

Nhìn chung, quả thanh trà lành tính nên bà bầu có thể ăn thanh trà được. Chỉ lưu ý là không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt với những người mắc bệnh dạ dày, các bệnh về đường tiêu hóa thì nên hạn chế ăn để không khiến bệnh nặng hơn.

Vậy ăn thanh trà thế nào là đúng cách? Ăn vỏ thanh trà được không?
- Nhìn chung thanh trà chỉ cần rửa sạch và lăn cho quả mềm là có thể ăn cả vỏ. Với thanh trà chín thì có vị ngọt còn thanh trà hơi cứng thì có vị chua nhẹ. Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn quả chín hoặc hơi cứng để ăn.

- Không nên ăn quá nhiều thanh trà trong một lần, mỗi một lần chỉ nên ăn từ 100 gram - 200 gram là được.

- Nên ăn thanh trà vào khoảng thời gian giữa hai bữa chính. Bạn cũng nên biết Thời điểm ăn trái cây để tối đa hiệu quả dinh dưỡng.

Theo Phụ nữ Việt Nam

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!