Sốt xuất huyết là gì? Cách phòng tránh và điều trị bệnh

Bùng phát dịch sốt xuất huyết vào mùa mưa là vấn đề nóng gây hoang mang cho cộng đồng. Trước tình hình sốt xuất huyết diễn biến nguy hiểm với biến chứng nặng liên tục gia tăng, YouMed sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về việc phòng bệnh, phát hiện sớm và chăm sóc theo dõi bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách.

Nov 19, 2020 - 09:37
 0  20
Sốt xuất huyết là gì? Cách phòng tránh và điều trị bệnh

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan qua vết chích muỗi vằn. Chúng hút máu người bệnh có chứa virus rồi truyền sang cho người khỏe mạnh. Bệnh đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Sốt xuất huyết có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng thường gặp nhất là trẻ em. Nếu bệnh xảy ra mà không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 100 triệu người mắc bệnh và khoảng 22.000 người chết vì dịch sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là do nhiễm một trong bốn chủng của virus Dengue là virus Dengue 1,2 3 và 4. Do đó, một người có thể mắc bệnh đến 4 lần trong đời.

2. Triệu chứng sốt xuất huyết

2.1. Sốt xuất huyết dạng nhẹ

Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sốt và thường kéo dài trong vòng 4 – 7 ngày từ ngày bị truyền virus gây bệnh. Các triệu chứng khác như:

  • Sốt cao, lên đến 40,5°C.
    Nhức đầu nghiêm trọng.
    Đau phía sau mắt.
    Đau khớp và cơ.
    Buồn nôn và ói mửa.
    Phát ban.
    Ban thường xuất hiện sau 3 – 4 ngày từ khi bắt đầu sốt. Sau đó, các ban này sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

2.2. Sốt xuất huyết nặng (hội chứng sốc dengue)

Giai đoạn đầu của sốt xuất huyết nặng tương tự như sốt xuất huyết và các bệnh sốt siêu vi khác. Nhưng kèm theo đó là các tổn thương nghiêm trọng như mạch máu và mạch bạch huyết, như chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Tổn thương nặng hơn nữa sẽ gây ra các biến chứng huyết tương thoát khỏi mạch máu, gây chảy chảy máu ồ ạt, sốc (huyết áp thấp).

Ngay sau khi hết sốt (khoảng vào ngày thứ 3-7 sau khi triệu chứng đầu tiên khởi phát hoặc trong vài trường hợp có thể là vào ngày thứ 2), các dấu hiệu xuất huyết xuất hiện như xuất huyết tiêu hóa (đi cầu ra máu) hoặc tiểu máu. Người bệnh cũng có thể đau đầu dữ dội, nôn ói kéo dài, nôn ra máu, mệt mỏi và sốt co giật (thường gặp ở trẻ em).

Nếu không được điều trị, sốt xuất huyết cũng có thể tiến triển thành shock. Các dấu hiệu thường gặp như đau bụng, nôn và cảm giác bồn chồn, không yên. Ngoài còn có thể có các triệu chứng liên quan đến suy tuần hoàn như tím tái, mạch nhanh, chóng mặt, cảm giác đầu lâng lâng, suy giảm ý thức.

3. Cách phòng chống sốt xuất huyết

Trung tâm y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo. Cần tránh bị muỗi đốt và không để muỗi có môi trường sinh sản bằng các biện pháp như:

  • Mặc quần áo tay dài.
    Ngủ mùng kể cả ban ngày.
    Dọn dẹp nơi ở sạch sẽ thoáng đãng, phát quang bụi rậm xung quanh.
    Thoa kem chống muỗi.
    Đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến đặt dưới chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi.
    Diệt lăng quăng và không để muỗi sinh sản: súc rửa hồ, thùng phuy, lu, xô chứa nước trước khi thay nước mới. Đậy kín nắp lu, hồ, phuy khi không sử dụng; thay nước bình bông mỗi ngày; thu gom và xử lý các vật phế thải. Xử trí các đồ vật đọng nước xung quanh nhà. Không tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu.

8. Khuyến cáo khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết

Người có triệu chứng sốt nên đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn theo dõi tại nhà
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Uống nhiều nước
Nếu thấy một trong các dấu hiệu sau: lừ đừ, mệt mỏi, chi lạnh, nôn ói nhiều, đau bụng, chảy máu thì đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo Youmed