Viêm đại tràng mạn tính: triệu chứng, nguyên nhân, phòng và điều trị bệnh
Bệnh viêm đại tràng mạn tính là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ở nhiều nước đang phát triển. Tính riêng tại nước ta, tỷ lệ mắc viêm đại tràng mạn tính chiếm khoảng 20% dân số và đang có xu hướng gia tăng. Đâu là triệu chứng, dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng mạn tính? Nguyên nhân gây bệnh và điều trị ra sao cho hiệu quả?
Viêm đại tràng mạn tính là gì?
Viêm đại tràng mạn tính là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng là xuất hiện các vết loét, xung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ. Mạn tính là quá trình diễn tiến bệnh lâu dài, các triệu chứng có thể xuất hiện thường xuyên và biến mất do dùng thuốc nhưng bệnh khó điều trị dứt điểm.
Đặc biệt là với bệnh lý như viêm đại tràng mạn tính, căn bệnh phát triển và kéo dài do tương tác giữa yếu tố chủ thể của người bệnh (nhu động ruột kém, dị ứng...) và yếu tố môi trường (vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...)
Phân loại và nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mạn tính thường được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mạn tính xác định được được nguyên nhân gây bệnh và viêm đại tràng mạn tính không rõ nguyên nhân.
- Viêm đại tràng mạn tính xác định được nguyên nhân là bệnh lý xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Viêm đại tràng mạn tính không rõ nguyên nhân, thường gặp là viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu.
Những nguyên nhân được xem là tiền căn gây ra các bệnh lý cấp tính, khi bệnh lý cấp tính không được điều trị dứt điểm gây ra bệnh mạn tính thường phải kể tới:
- Nhiễm các loại vi trùng gây bệnh đường ruột: Shigella, Salmonella…
- Nhiễm các loại ký sinh trùng như: giun đũa, giun kim, giun tóc...
- Chế độ ăn uống không điều độ hoặc thường xuyên dùng các loại thức ăn gây kích thích, làm tổn thương niêm mạc ruột.
- Táo bón kéo dài.
Triệu chứng, biểu hiện của viêm đại tràng mạn tính
Triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính khác nhau tùy nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số triệu chứng điển hình có thể kể tới:
- Đau bụng với đặc điểm là đau dọc khung đại tràng, thường ở nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, đau quặn từng cơn, đau đi đau lại nhiều lần, có khi đau âm ỉ, sau khi đi tiêu thì đỡ đau.
- Rối loạn tiêu hóa, bệnh biểu hiện rất đa dạng, có thể là đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày, hay mót rặn, phân có thể có nhầy hay có máu hoặc bị táo bón nhưng có kèm nhầy mũi, đôi khi xen kẽ giữa táo bón với tiêu phân lỏng. Nhìn chung, phân không ổn định, người bệnh cảm thấy không thoải mái sau khi đi tiêu, có cảm giác muốn đi nữa.
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém, chán ăn, ngủ kém, đầy bụng, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng thái quá. Nếu nặng thì thể trạng gầy sút, hốc hác.
- Thường xuyên cảm thấy bụng trướng hơi, căng tức bụng rất khó chịu...
Viêm đại tràng mạn tính có nguy hiểm không
Bệnh lý viêm đại tràng tái đi tái lại nếu không được xử lý đúng cách sẽ ngày càng lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc đại tràng, các tế bào biểu mô niêm mạc sẽ có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành ác tính, từ đó, tế bào ung thư bắt đầu phát triển. Nói cách khác, viêm đại tràng mạn tính không điều trị đúng cách có thể gây ra ung thư đại tràng.
Vậy nên khi xuất hiện các triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, cần thăm khám và điều trị sớm nhằm hạn chế nguy cơ biến chứng và bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Điều trị viêm đại tràng mạn tính như thế nào?
Viêm đại tràng mạn tính là bệnh lý rất khó điều trị khỏi hoàn toàn nên nguyên tắc điều trị chính là kiên trì, toàn diện, bao gồm các giải pháp như lựa chọn chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp, dùng thuốc đúng cách.
Việc dùng thuốc trong điều trị viêm đại tràng mạn tính cần cân nhắc tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tùy theo các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, các bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh để chống nhiễm trùng, chống nhiễm nấm, chống ký sinh trùng, thuốc giảm đau và chống co thắt, chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn... Có thể cân nhắc dùng các thuốc thảo dược được cấp phép điều trị để làm ổn định công năng đại tràng, từ từ nâng cao chức năng hệ tiêu hóa, bệnh dần dần tiên tiến.
Về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, người bệnh đặc biệt cần nhớ:
- Không nên ăn các loại thực phẩm còn tươi sống như rau sống, nem chua, tiết canh, lòng heo, gỏi cá… và giữ vệ sinh tốt môi trường sống; Khi bị táo bón nên giảm chất béo, tăng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ; Khi bị tiêu chảy không được ăn chất xơ để thành ruột không bị tổn thương, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ.
- Tránh stress, căng thẳng kéo dài và lo lắng thái quá, hãy tạo cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.
- Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau vì chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Theo Sức khỏe và Đời sống
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |