Âu ô đầu, Aconit napel (Aconitum napellus L)

Trong Tây y, âu ô đầu thường được dùng làm thuốc chữa ho, ra mồ hôi. Thuốc độc dùng phải hết sức thận trọng. Củ, lá, rượu thuốc âu ô đầu đều thuộc thuốc độc bảng A

Nov 14, 2021 - 15:41
 0  12
Âu ô đầu, Aconit napel (Aconitum napellus L)
Aconitum napellus là một loài thực vật có hoa trong họ Mao lương. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Âu ô đầu, Aconit napel (Aconitum napellus L)
Âu ô đầu, Aconit napel (Aconitum napellus L)
Âu ô đầu, Aconit napel (Aconitum napellus L)
Âu ô đầu, Aconit napel (Aconitum napellus L)

Cây Âu ô đầu còn gọi là Aconit napel.

Tên khoa học là Aconitum napellus L. Thuộc họ Mao lương Ranunculaceae.

Âu ô đầu là rễ củ phụ (còn gọi là củ con) của cây Âu ô đầu phơi hay sấy khô. Có khi người ta dùng cả củ mẹ.
 
A. Mô tả cây

Âu ô đầu là một loại cỏ mọc khỏe, có rễ phình to thành củ, thân thường ít cành, 1 xẻ chân vịt, gần như lá ngải cứu, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, nhấm lá sẽ thấy vị nhạt, sau như bị kiến đốt nhè nhẹ. Hoa mọc thành chùm, màu xanh thẫm, đôi khi hơi tím nhạt, hoặc trắng, có đài hoa phía sau khum thành hình như cái mũ.
 
Vào mùa nực, rễ cái sẽ phình thành hình củ giống như củ đậu, phía trên mang thân cây mọc trong năm, ta thường gọi củ mang thân cây này là củ mẹ. Nơi gần cổ rễ mọc ra một nhánh nối liền củ mẹ nói trên với một củ cũng hình củ đậu, nhưng mẫm hơn, trắng hơn, ta thường gọi là củ con (củ phụ). Trên đầu củ con này có một búp mang lá ngầm.

B. Phân bố, trồng hái và chế biến

Cây âu ô đầu hiện chưa được di thực vào nước ta, nhưng nhiều triển vọng có thể trồng được. Trồng bằng hạt hay củ. Củ con chứa nhiều ancaloit hơn củ mẹ (có khi gấp 4). Củ mẹ hái trước khi hoa nở cũng chứa nhiều ancaloit, củ mẹ hái vào mùa thu thường chứa ít ancaloit, nghĩa là củ mang cây đang phát triển thì cây càng lớn, hoa và quả càng phát triển thì củ phải nuôi càng chứa ít ancaloit.
 
Rễ củ hái về phơi hay sấy khô là được.
 
C. Thành phần hóa học

Trong âu ô đầu có 3 ancaloit chính: aconitin, aconin và benzoylaconin. Aconitin độc nhất, chiếm 9/10 tổng số ancaloit trong củ. Thủy phân aconitin sẽ cho axit axetic, axit benzoic và aconin.

Aconitin (Theo Wiesner, 1963)

Như vậy, ta thấy aconitin là axetyl benzoyl-aconin.
 
Hiện tượng thủy phân bắt đầu xảy ra ngay trong dung dịch nước hay rượu còn ở nhiệt độ thường. Hiện tượng này rất quan trọng vì nó giúp ta hiểu tác dụng khác nhau của ô đầu tùy theo thời gian bảo quản hay tùy theo cách dùng vì benzoylaconin có tác dụng 400 - 500 lần kém aconitin, còn aconin lại tác dụng 1,000 – 2,000 lần kém hơn.
 
D. Tác dụng dược lý

Khi ta nhấm ô đầu, chất aconitin sẽ gây cảm giác như kiến bò, sau đó thấy tê. Như vậy, chúng tỏ rằng lúc đầu aconitin kích thích đầu dây thần kinh ba nhánh (trijumeau), sau đó thì gây tê liệt. Với liều cao hơn, aconitin có thể tác dụng trên thần kinh cảm giác (hiện tượng kiến bò ở đầu ngón tay), thân nhiệt hạ thấp, mạch chậm, nhỏ và không đều, chân xỉu xuống, khó bước đi, cuối cùng có thể chết do ngạt.
 
Aconitin rất độc: Chỉ cần một liều 0.00002g đến 0.00005g đối với mỗi kilôgam thể trọng có thể gây nên ngộ độc chết người.
 
E. Công dụng và liều dùng

Trong Tây y, âu ô đầu thường được dùng làm thuốc chữa ho, ra mồ hôi. Thuốc độc dùng phải hết sức thận trọng.
 
Củ, lá, rượu thuốc âu ô đầu đều thuộc thuốc độc bảng A.

Theo Dược điển Pháp (1949): Bột củ ô đầu tán vừa mịn, qua mắt rây 24 là 100g, cồn 90 vừa đủ ngâm kiệt để có được 950g cồn ô đầu.
 
Rượu thuốc âu ô dầu dùng với liều 10 giọt đến 50 giọt mỗi ngày. Trẻ con từ 30 tháng đến 15 tuổi dùng với liều 5 đến 10 giọt một ngày. Do aconitin dễ bị thủy phân cho nên hàng năm cần phải thay thuốc một lần.
 
Các dạng thuốc khác ít dùng.
 
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi)