Bòng bong (Lygodium flexuosum)

Bòng bong hay còn gọi thòng bong, bòng bong dẻo (danh pháp khoa học: Lygodium flexuosum) là một loài dương xỉ trong họ Lygodiaceae. Loài này được L. Sw. mô tả khoa học đầu tiên năm 1801.

Mar 10, 2021 - 12:22
 0  80
Bòng bong (Lygodium flexuosum)
Bòng bong (Lygodium flexuosum)

Tên khoa học Lygodium flexuosum (L) Sw., họ Bòng bong (Lygodiaceae).Tên khác là Hải kim sa (TQ)

Bộ phận dùng: Cả dây mang lá có những bào tử (herba Lygođi flexuosi) đã chế biến khô.

Mô tả cây: Bòng bong là một dây leo, thân rễ bò, luôn luôn xanh. Lá dài xẻ 2 – 3 lần lông chim, lá chét hình 3 cạnh, lá chét mang ổ từ nang ở mép, bào tử hình 4 mặt, vàng nhạt hay hơi xám. Cây mọc hoang vùng đồi núi nước ta, leo phủ lên các bụi cây khác. hu hái chế biến: Thu hái quanh năm, cắt ngắn phơi khô.

Công dụng: Theo Đông y, dây bòng bong vị ngọt, tính lạnh vào 2 kinh: tiểu trường, Bàng quang. Có tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt (hạ sốt nóng), giai độc chữa viêm thận, thủy thũng, soi niệu đạo, viêm gan, áp xe vú, nhọt, bỏng lửa, bỏng nước, thương tích chảy máu. Liều dùng: 10 – 20g. Tán bột, sắc uống.

Lưu ý: Người thể âm hư, không bị thấp không được uống.

Một số ứng dụng:

Bài số 1: Chữa đái rắt, đái rớt, đau buốt: Hải kim sa 30g; Hoạt thạch 30g; Ngọn cành cam thảo 9g; Tán bột, mỗi lần uống 6g. Lấy mạch môn sắc lấy nước uống cùng với bột trên.

Bài số 2: Chữa viêm tuyến vú: Hải kim sa 20g. Lấy 1 phần rượu + 1 phần nước, sắc với hải Kim sa, uống.

Bài số 3: Chữa bỏng (nước hay lửa): Bòng bong sao tồn tính, tán bột, trộn với dầu vừng (dầu mè) bôi lên chỗ bị bỏng.

Bài số 4: Chữa mụn sởi lở loét: Bòng bong tươi: lượng vừa đủ. Rửa sạch, giã nát, đắp chỗ đau, ngày 2 lần.

Bài số 5: Rửa đắp vết thương phần mềm: Rửa vết thương, bằng nước sắc lá trầu không tươi 50g (đun gạn làm trong bằng nước phèn chua phi). Sau băng vết thương bằng lá mỏ quạ tươi giã nát, đắp lên (giữ vệ sinh vô trùng) mỗi ngày thay thuốc đắp 1 lần. Sau 4 – 5 ngày, đắp bằng hỗn hợp lá mỏ quạ tươi + lá bong bong tươi (lượng bằng nhau) giã nát. Ngày thay bã đắp 1 lần. Cho đến khi khỏi.

Thông tin bảo tồn thiên nhiên

Tên việt nam: Bòng bong dịu

Tên khoa học: Lygodium flexuosum (L.) Sw..

Tên đồng nghĩa: Bòng bòng, Nam tỳ bà

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Độ cao: 10 m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả:

Cây thân thảo, cao 1-3m, lá tập trung ở ngọn thân, sẹo lá trên thana rõ, lá hẹp ôm lấy thân, dài 20-30cm, rộng 1,2-4cm, thon, đầu dạng mũi. Hoa hình óng, ngoài màu lam, trong màu trắng, xếp 1-3 thành chùy ở ngọn dài hơn 40cm. Quả mọng, hình cầu, chứa 1-2 hạt.

Mùa hoa quả: Tháng 2-4

Phân bố: cây mọc hoang rải rác thành từng bụi ở chân đồi, ven đường đi hoặc các bãi đất hoang.

Đặc điểm sinh học:

  • Ưa sáng, chịu nóng và khô hạn, nhưng thích ẩm và thoát nước.
  • Cây sống nhiều năm, sinh trưởng mạnh vào mùa nắng.
  • Tái sinh mạnh bằng hạt và chồi.

Bộ phận dùng: rễ.

Công dụng: Ngâm rượu hoặc nấu uống bổ, khỏe người.

Cách trồng và chăm sóc:

* Cách trồng:

Chọn và làm đất:

  • Cày xới và đánh nhỏ đất, nhặt sạch cỏ, lên luống.
  • Cuốc hố sâu 25-30cm, lót phân (khoảng 300g phân chuồng hoai mục/hố), lấp đất.
  • Giống: Chọn cành bánh tẻ cắt thành từng hom dài 25-30cm, hoặc có thể bứng cây tái sinh đem trồng. 

Trồng:

  • Thời vụ: Mùa xuân.
  • Cắm hom chếch 450, lấp đất kín 2/3 hom và nén chặt; tủ gốc. Trồng 2 hàng so le, hom cách hom 20-25cm.
  • Tưới nước đủ ẩm. Khoảng 15-20 ngày hom nảy chồi.

Chăm sóc:

  • Sau khi chồi phát triển, vào những ngày nắng hạn cần tưới đủ ẩm.
  • Suốt quá trình cây sinh trưởng cần theo dõi để bắt sâu xanh hại lá.

Kỹ thuật thu hái và sơ chế:

Thu hoạch quanh năm. 

Đào rễ về, rửa sạch, thái mỏng, ngâm với rượu hoặc nấu nước uống.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm của nhiều tác giả: Lê Thị Diên, Đỗ Xuân Cẩm . . . Trường Đại học Nông Lâm Huế.

Tình trạng bảo vệ:

BỒNG BỒNG có mặt trên các núi trong tỉnh An Giang, nhưng nhiều nhất là núi Cấm, núi Dài và Côtô. Nhưng ngày nay cũng khó tìm, nguyên nhân là do khai thác quá mức. Do đó, cần tăng cường công tác tuần tra, các hoạt động tuyên truyền, khuyến khích người dân và Hội chữ thập đỏ gây trồng nhằm bảo vệ để bảo tồn nguồn gen thực vật vùng bảy núi.

Bành Thanh Hùng.