Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr.et Perry)

Nụ và lá vối nấu nước uống các tác dụng tiêu cơm, nhuận tràng. Lá vối tươi hay khô sắc đặc là thuốc sát trùng dùng rửa mụn nhọt, ghẻ lở.

Mar 10, 2021 - 12:45
 0  19
Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr.et Perry)

Vối

1. Tên gọi:

  • Tên Việt Nam / Vietnamese name:  Vối
  • Tên khác / Other name:  Vối nhà, Trâm nắp
  • Tên khoa học / Scientific name:  Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr.et Perry
  • Đồng danh / Synonym name:  Syzygium operculatum (Roxb.) Gamble

2. Họ thực vật / Plant family:  Họ ( Myrtaceae )

3. Mô tả / Description:

Cây to, cao 12 – 15 m, vỏ thân nứt nẻ, màu nâu đen. Cành lúc đầu dẹt sau hình trụ. Lá dày, mọc đối, hình trái xoan, hoặc hình bầu dục, dài 9 – 19 cm, rộng 4 – 8 cm, gốc tròn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu, soi lên có nhiều tuyến mờ, ở lá già, mặt dưới có những chấm đen, cuống lá ngắn.

Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng thành chuỳ rộng; lá bắc dễ rụng, hoa màu lục nhạt, đài đính vào bầu, tràng có 4 cánh hình tròn hoặc bầu dục, có nhiều tuyến mờ, nhị rất nhiều, xếp thành nhiều hàng, bầu nằm sâu trong ống đài.

Quả hình cầu hoặc hình bầu dục, mặt ngoài nhăn nheo, khi chín màu tím.

Mùa hoa quả: tháng 4 – 5.

4. Phân bố / Coverage:

Ở Việt Nam: Vối mọc tự nhiên dọc theo các bờ suối hay bờ các ao hồ ở vùng núi thấp và trung du, thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Tây, Hoà Bình…Cây Vối còn được trồng rải rác trong nhân dân các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Thế giới: Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, Nam Trung Quốc.

5. Tọa độ địa lý / Geographical coordinates:

6. Diện tích vùng phân bố / Coverage acreage :

7. Bộ phận dùng / Compositions used:

Vỏ cây thu hái vào mùa hạ, thu, phơi khô. Còn dùng lá tươi và nụ hoa phơi khô. Lá Vối còn có thể ủ rồi mới phơi như sau: thái nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng ủ đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch, phơi khô; Lá Vối ủ sắc uống thơm ngon hơn

8. Công dụng / Uses:

- Nụ và lá vối nấu nước uống các tác dụng tiêu cơm, nhuận tràng. Lá vối tươi hay khô sắc đặc là thuốc sát trùng dùng rửa mụn nhọt, ghẻ lở.

- Ở Trung Quốc, nụ vối được dùng chữa sốt, đau đầu, ăn không tiêu, lỵ trực trùng, viêm dạ dày – ruột cấp. Vỏ thân, sắc nước, dùng rửa ngoài chữa viêm loét kẽ chân, ghẻ lở, viêm nang lông.

9. Thành phần hóa học / Chemical composition:

- Vỏ cây Vối chứa nhiều hợp chất triterpen, sterol .

- Nụ Vối chứa nhiều flavonoid khác nhau bao gồm 7-hydroxy-5-methoxy-6,8-dimethylisoflavon; 5,7-dihydroxy-6,8 -dimethyldihydroflavonol; 2,7-dihydroxy-5-methoxy-6,8-dimethylflavanon; 4,2',4' -trihydioxy-6'-methoxy-3',5'-dimethylchalcon;7-hydroxy-5-methoxy-6,8-dimethylflavon ; 5-hydroxy-7-melhoxy-6,8-dimethylflavanon; 2',4' - dihydroxy - 6' - methoxy - 3',5' dimethylchalcon; 2',4'-dihydroxy-3'-methyl -6'-methoxychalcon; 6-formyl-8-methy-7-O-methyIpinocembrin; (2S)-8-formyl-5-hydroxy-7-methoxy-6-methylflavanon; 7-hydroxy-5-methoxy-8-methylflavanon; 8 - methylpinocembrin; 5,7-dihydroxy-6,8 dimethylfavanon và 2,2',4' trihydroxy-6'-methoxy-3',5'-dimethylchalcon .

- Trong dịch chiết ethanol từ lá Vối đã phân lập được ba hợp chất flavone (2’,4’-dihydroxy-6’-methoxy-3’,5’-dimethylchalcon, kaempferol, quercetin .

10. Tác dụng dược lí / Pharmacological effects:

- Dịch chiết methanol từ lá Vối kháng lại các vi khuẩn Gram dương Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis và Streptococcus mutans GS-5 (S. mutans) .

- Tinh dầu nụ Vối cho thấy ức chế đáng kể sự cảm ứng lipopolysaccharide (LPS) do các cytokin tiền viêm gây ra, bao gồm yếu tố hoại tử khối u (TNF-α) và interleukin-1β (IL- 1β)

- Trong dịch chiết ethanol từ lá Vối chứa hai hợp chất chalcon và flavonol glycosid có khả năng ức chế các kháng nguyên neuraminidase khác nhau từ virus cúm A bao gồm H1N1, H9N2, H1N1kháng oseltamivir (đột biến H274Y) thể hiện trong tế bào HEK293 .

Nguồn trích:

1. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam Quyển II, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr. 59
2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 1065-1066
3. Phuong Thi Mai Nguyen, Nadin Schultze, Christin Boger, Zeyad Alresley, Albert Bolhuis,Ulrike Lindequist (2017), "Anticaries and antimicrobial activities of methanolic extract from leaves of Cleistocalyx operculatus L.", Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 7(1), pp. 43-48
4. Đào Trọng Tấn, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Minh Khởi, Phương Thiện Thương (2013), "Độc tính đối với một số tế bào ung thư của các flavonoid phân lập từ nụ Vối", Tạp Chí Dược Liệu, 18(1), tr. 31-38.
5. Trương Thị Tố Chinh, Phan Minh Cang (2016), "Thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của lá Vối Việt Nam (Cleistocalyx operculatus Roxb. Merr. et Perry)", Tạp chí Hóa học, 54(3), tr. 331-337
6. Dung NT, Bajpai VK, Yoon JI, Kang SC (2009), "Anti-inflammatory effects of essential oil isolated from the buds of Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr and Perry", Food and Chemical Toxicology, 47(2), pp. 449-453
7. Thi Kim Quy Ha, Trong Tuan Dao, Ngoc Hieu Nguyen, Jiwon Kim, Eunhee Kim, Tae Oh Cho, Won Keun Oh (2016), "Antiviral phenolics from the leaves of Cleistocalyx operculatus", Fitoterapia, 110, pp. 135-141

11. Đặc điểm nông học / Agronomic characteristics:

12. Kiểm nghiệm / Acceptance test:

13. Bào chế, chế biến / Dosage, processed:

14. Sản phẩm đã lưu hành / Product stored:

Tải tài liệu Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối (Cleistocalyx operculatus Roxb. Merr. Et Perry) dưới đây

Files