Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr)

Vàng đắng có công dụng dùng làm thuốc chủ yếu (đã thu thập được hoặc đã được chứng minh): Thân và rễ vàng đắng thường được người dân các địa phương ở Miền Nam dùng chữa đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ (trực trùng), viêm ruột, viêm đại tràng.

Mar 10, 2021 - 19:20
 0  12
Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr)
Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr)

Vàng đắng

1. Tên gọi:

  • Tên Việt Nam / Vietnamese name:  Vàng đắng
  • Tên khác / Other name:  
  • Tên khoa học / Scientific name:  Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr
  • Đồng danh / Synonym name:  Coscinium usitatissimum Pierre, 1885, C. wallichianum Miers, 1871

2. Họ thực vật / Plant family:  Họ Tiết dê (Menispermaceae)

3. Mô tả / Description:

Dây leo gỗ to, đường kính 2 – 15 cm và dài tới trên 10 m. Thân và rễ cắt ngang có các tia gỗ xếp hình phóng xạ, màu vàng, vị đắng. Vỏ thân màu xám trắng, có nhiều u lồi và nhiều vết nứt dọc thân; cành non có lông. Lá mọc so le, cuống dài 5 – 14 cm, phồng lên ở hai đầu và thường đính vào bên trong phiến lá, phiến lá nguyên, hình trứng hoặc gần tròn, dài 11 – 26 cm, rộng 5 – 16 cm, gốc lá tròn hay bằng, đầu lá nhọn, mặt trên xanh, nhẵn, mặt dưới có lông dày màu trắng đục; gân chân vịt, gồm 3 – 5 cái, nổi rõ ở mặt dưới.

Cây có hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực dạng xim tán, thường mọc ra từ thân già đã rụng lá, dài 1 – 4 cm, có lông. Hoa thường nhỏ gần như không cuống, gồm 6 phiến, 6 nhị xếp thành 2 vòng và 6 nhị lép. Cụm hoa cái dạng xim, dài hơn hoa đực, thường mọc ra từ thân và cành già đã rụng lá hoặc chưa rụng lá; hoa nhỏ màu vàng xanh, đầu nhuỵ chia thành 3 vòi, có lông; bầu có lông, nội nhũ nhăn.

Quả hạch, hình cầu, đường kính 1,5 – 2,5 cm; khi chín màu vàng cam

Vàng đắng

4. Phân bố / Coverage:

Lào, Campuchia, Thái Lan (ít), Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Sri Lanka. Ở Việt Nam: Vàng đắng chỉ có ở các tỉnh phía Nam. Bắt đầu điểm phân bố ở Châu Thành (Đồng Nai) từ 10o30’ đến 16o15’ vĩ tuyến bắc ở Phú Lộc - Thừa Thiên Huế. Trong giới hạn này đã thống kê được 140 xã, thị trấn thuộc 47 huyện, 16 tỉnh có vàng đắng mọc. Những tỉnh vốn có nhiều vàng đắng nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước (Nguyễn Tập, 1984, 1988, 1995)

5. Tọa độ địa lý / Geographical coordinates:

Cây thường mọc trong quần hệ rừng kín thường xanh cây lá rộng nguyên sinh hay thứ sinh do khai thác. Các loài cây gỗ ở đây bao gồm sao, vên vên, xoay, ươi, re, gội, giáng hương, dầu trai và đôi khi có cả hoàng đàn giả. Vàng đắng cũng thường chỉ thấy ở địa hình núi thấp và trung bình, độ cao 300 – 800 m

6. Diện tích vùng phân bố / Coverage acreage :

7. Bộ phận dùng / Compositions used:

Thân leo, cành và rễ (nhưng không khuyến khích) dùng tươi hay phơi khô.

8. Công dụng / Uses:

Công dụng dùng làm thuốc chủ yếu (đã thu thập được hoặc đã được chứng minh): Thân và rễ vàng đắng thường được người dân các địa phương ở Miền Nam dùng chữa đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ (trực trùng), viêm ruột, viêm đại tràng. Liều dùng 20 – 30 g dược liệu khô, dưới dạng thuốc sắc uống. Tuy nhiên, từ năm 1978 đến nay, việc sử dụng vàng đắng làm thuốc chủ yếu dưới dạng berberin đã được chiết xuất và làm thành viên nén hay viên con nhộng

9. Thành phần hóa học / Chemical composition:

Thành phần chủ yếu của cây là alkaloid, ceryl alcohol, hentriacontan, sitosterol, acid palmitic,  acid oleic, sitosterol glucosid, saponin và vài chất nhựa. Các alkaloid như berberin (tỷ lệ tới 3,5% trong thân), protoberberin và jatrorrhizin saponin, dẫn xuất của protoberberin như là magnoflorin, berberrubin, thalifendin, palmitin và oxyberberin. Ngoài ra còn có N,N-dimethyllindacarpin, oxypalmitin, (-)-8-oxotetrahydrothalifendin, (-)-8-oxoisocorypalmin, (-)-8-oxothaicanin, (-)-8-oxo-3-hydroxy-2,4,9,10-tetramethoxyberberin, (-)-8-oxocanadin, 12,13-dihydro-8-oxoberberin,5,6,13,13a-tetrahydro-9,10,dimethoxydibenzo(a,g)1,3 benzodioxolon (5,6a) quinalizine-8-on, stigmasterol, berlambin, dihydroberlambin và noroxyhydrastinin. Ở nước ta trong thân và rễ cây có alcaloid berberin với tỷ lệ 1,5-3%. Là nguồn nguyên liệu chiết xuất berberin.

10. Tác dụng dược lí / Pharmacological effects:

Berberin chlorid có tác dụng ức chế một số vi khuẩn: Steptococcus hemolyticus, Pneumococcus, Vibrio cholerae, Staphylococcus aureus, Shigella shigae, Sh. Flexneri, Bacillus diphtheriae, Bacillus proteus, Bacillus ccoli, Salmonella typhi. - Berberin 1% có tác dụng trung hòa nội độc tố của Vibrio cholerae (Vi khuẩn tả) trên súc vật thí nghiệm cũng như trong ống nghiệm. - Berberin sulfat có tác dụng diệt amip Entamoeba histolytica. - Berberin có tác dụng lợi mật trên mèo gây mê - Berberin chlorid có tác dụng tăng cường khả năng thực bào của bạch cầu  đối với tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus). Berberin ở liều nhỏ gây kích thích tim, làm giãn động mạch vành tim và các mạch máu nội tạng, gây hạ huyết áp

11. Đặc điểm nông học / Agronomic characteristics:

12. Kiểm nghiệm / Acceptance test:

13. Bào chế, chế biến / Dosage, processed:

14. Sản phẩm đã lưu hành / Product stored: