Cây chè rừng đang bị dân buôn tận diệt bán cho Trung Quốc

Đến một số xã của huyện Đình Lập như Thái Bình, Lâm Ca, Cường Lợi, thị trấn nông trường Thái Bình, chúng tôi thấy hình ảnh một số người dân đang tập trung phơi rồi gom thành từng bao một loại lá cây mà người dân nơi đây vẫn gọi đó là lá chè rừng.

Feb 28, 2021 - 05:07
 0  31
Cây chè rừng đang bị dân buôn tận diệt bán cho Trung Quốc
Lá chè rừng được đầu nậu thu mua về phơi khô bán sang Trung Quốc
Temu
Temu

Theo một đầu nậu có tiếng ở xã Thái Bình cho biết, chè rừng được thu mua rồi đem ra Quảng Ninh bán cho người Trung Quốc. Hiện nay chè rừng chủ yếu được thu mua ở dưới Bắc Giang, còn ở Đình Lập, người dân khai thác nhiều rồi, số lượng còn lại chắc không đáng kể.

Temu
Temu

Ồ ạt thu mua chè rừng

Được sự chỉ dẫn của một vài người chuyên đi “săn” chè rừng, chúng tôi đến tìm gặp anh H.V.Đ, một đầu nậu chuyên thu mua chè rừng ở xã Thái Bình. Không ngần ngại khi chúng tôi hỏi về việc thu mua loại cây này, anh H.V.Đ chia sẻ thẳng thắn: trước năm 2008, nhiều người dân vẫn không biết đến giá trị của cây chè rừng.

Tuy nhiên khi thương nhân Trung Quốc sang tìm mua loại cây này với giá khá cao và số lượng lớn, người dân mới ồ ạt lên rừng tìm chè. Với giá thu mua từ 15.000-17.000 đồng/kg lá chè tươi, có ngày người dân hái được cả chục kg, thanh niên khỏe mạnh còn được tới cả 20kg. Tính ra thu nhập cũng khá cao đối với người dân nơi đây. Vậy là người nọ bảo người kia, xã này bảo xã kia, người dân một số xã ở huyện Đình Lập kiếm tiền bằng cách đổ lên rừng hái lá chè rừng. Có những ngày, gia đình anh thu mua được đầy cả xe ô tô trọng tải 1 tấn lá chè rừng tươi. Không chỉ ở xã Thái Bình mà ở cả thị trấn Nông trường Thái Bình, việc thu mua chè rừng cũng đã và đang diễn ra.

Anh Nguyễn Văn Trường, người dân thị trấn cho biết: lá chè rừng bán đã được giá rồi nhưng hoa của nó còn có giá cao hơn rất nhiều. Hoa của cây chè rừng thường nở từ tháng 9-11 dương lịch và đây cũng là mùa “gặt hái” của những người chuyên đi “săn” hoa chè rừng. Với giá khoảng 1 triệu đồng/kg hoa, có người may mắn kiếm được vài triệu chỉ sau một ngày đi rừng. Việc thu mua chè rừng diễn ra ồ ạt, người dân mang bao nhiêu đến đầu nậu cũng mua hết.

Chè rừng đang bị tận diệt

Cả đầu nậu thu mua lẫn người dân đều không biết thương nhân Trung Quốc mua chè rừng về làm gì. Chỉ biết rằng, từ khi có người thu mua, người dân ở một số xã mới thử pha lá chè này để uống, ban đầu có vị chát, sau thấy thanh mát và có cảm giác giải nhiệt. Hay như trường hợp ông Lê Hồng Quế ở khu 5 thị trấn nông trường Thái Bình uống chè thường xuyên đã giúp ông điều hòa tốt căn bệnh cao huyết áp và cả một vài câu chuyện khác người dân truyền tai nhau về công dụng của cây chè rừng này. Thế nhưng gác lại những “dự đoán” về công dụng chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào, thực tế việc thu mua ồ ạt đang khiến cho nguy cơ cây chè rừng bị tận diệt là rất cao. Nếu chỉ đơn thuần là thu mua lá, mua hoa của cây chè rừng thì chưa đáng lo lắm, nhưng sau một thời gian mua lá, hoa, thương nhân Trung Quốc mua cả cây, tức là mua luôn từ rễ đến ngọn.

Vậy là, người dân lại ồ ạt lên rừng nhưng lần này không phải là hái lá, hái búp như mọi khi nữa mà đào cả cây gom về bán cho đầu nậu. Vì là đào cả cây mang bán nên số lượng chè rừng giảm nhanh chóng. Ông Đỗ Đức Định, Phó Chủ tịch UBND thị trấn nông trường Thái Bình cho biết: cách đây mấy năm còn thấy người dân trong thị trấn cũng như một vài xã lân cận mang chè rừng bán cho các đầu nậu ở đây, thế nhưng gần đây, các đầu nậu chủ yếu phải đi đến các địa phương khác để thu gom. Còn ở xã Thái Bình, năm 2008 bắt đầu thu mua chè rừng thì chỉ khoảng 3 năm sau đó, số lượng đã giảm quá nửa và cho đến hiện nay, rất ít người dân trong xã còn tìm được cây chè rừng để bán.

Không chỉ ở xã Thái Bình hay thị trấn nông trường Thái Bình mà cây chè rừng còn mọc rải rác ở một số xã khác trên địa bàn huyện Đình Lập. Ông Bùi Văn Cường, Phó phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện cho biết: cây chè rừng mọc khá phổ biến ở Đình Lập nhưng từ khi thương nhân Trung Quốc thu mua đến nay, người dân ồ ạt đào đem bán. Do mọc rải rác ở những khu vực rừng sâu nên khó thống kê được diện tích cụ thể nhưng kiểu thu mua “từ gốc đến ngọn” này đã gây ảnh hưởng đến môi trường, thậm chí là an ninh trật tự ở một số khu vực có chè rừng.

Không những vậy, việc tận diệt cây chè rừng sẽ còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thực của chính người dân nơi đây, như câu chuyện của anh Tô Văn Vinh, thị trấn nông trường Thái Bình là một ví dụ. Anh Vinh chia sẻ: cũng cách đây mấy năm, thương nhân Trung Quốc thu mua một loại cây mà người dân vẫn thường gọi là cây sâm vàng. Ban đầu người dân chưa biết công dụng nên ồ ạt đào để bán, đến khi biết công dụng dùng để chữa một số loại bệnh cũng như tăng cường sức khỏe thì lúc đó loài cây này đã bị tận diệt. Nếu trường hợp cây chè rừng cũng như vậy, vô hình dung người dân cũng đang tự tay phá hủy nguồn tài nguyên quý giá của mình.

Cây chè rừng lạng sơn, cây chè đắng Lạng Sơn không phải cây Chè Ngạnh như một số thông tin hiện có trên internet. Cây thuốc vị thuốc đang tìm hiểu thông tin chính thức như tên khoa học, thành phần hóa học, công dụng và tác dụng của cây chè Ngành.

Theo Báo lạng sơn (Đăng từ 2014 Cây thuốc vị thuốc đăng lại để làm tài liệu nghiên cứu)

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!