Cây Cỏ chân vịt, cỏ chửa tắm chữa thủy đậu theo kinh nghiệm dân gian

Theo kinh nhiệm trong dân gian truyền lại. Cây Cỏ chân vịt, cỏ chửa chữa thủy đậu. Ở quê tôi có nhiều cây chân vịt mà nhân dân vẫn lấy về để làm thuốc. Xin cho biết đó là thuốc gì và cách dùng chữa bệnh như thế nào?

Nov 3, 2020 - 03:51
 0  38
Cây Cỏ chân vịt, cỏ chửa tắm chữa thủy đậu theo kinh nghiệm dân gian
Cỏ chân vịt có tên khác là cỏ thia lịa, cỏ chửa, thủy hảo, tên khoa học là Hygroryza aristata Nees

Cỏ chân vịt có tên khác là cỏ thia lịa, cỏ chửa, thủy hảo, tên khoa học là Hygroryza aristata Nees, thuộc họ lúa (Poaceae). Đây là một cây thảo, thân mềm, có lá phình to ở bẹ nom như bụng chửa, mặt trên có những đốm đỏ nâu.

Theo kinh nghiệm dân gian, cỏ chửa được dùng chủ yếu làm thuốc chữa phỏng rạ (thủy đậu). Khi dùng, lấy cả cây 40-60 g, cắt bỏ rễ và hoa, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Lấy 20-30 g thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày. Đồng thời, lấy nửa còn lại đốt thành than, tán nhỏ, rồi rắc và xoa đều vào chỗ bị phỏng rạ. Ngày làm một lần.

Nếu vết phỏng rạ bị cào toạc da, lấy nghệ vàng bỏ vỏ, giã nát, bọc vào miếng vải sạch, thấm lên vết toạc da để tránh mưng mủ. Hằng ngày tắm rửa bằng nước sắc lá kinh giới hoặc vỏ cây sung, sau đó dùng bột cỏ chửa rắc như trên cho đến khi khỏi hẳn.

Ngoài ra, lá cỏ chửa để tươi, rửa sạch, giã nát với ít muối, đắp làm thuốc cầm máu vết thương, vết đứt.

Để chữa khí hư, tiểu tiện vàng, lấy cả cây cỏ chửa bỏ rễ phối hợp với lá bạc thau, lá tiết dê, lá lõi tiền (mỗi thứ 40 g) giã nát, sắc uống trong ngày.