Hướng dẫn chế biến các món ngon từ rau bò khai Lạng Sơn

Ngọn và lá non của rau bò khai được dùng làm thực phẩm còn những bộ phận khác dùng trong đông y để làm thuốc. Thân và lá của Dây hương dùng được cả khô và tươi, có vị hơi đắng, tính bình, đi vào can, thận và đường niệu.

Nov 3, 2020 - 04:01
Nov 3, 2020 - 04:07
 0  15
Hướng dẫn chế biến các món ngon từ rau bò khai Lạng Sơn
Rau bò khai và dầu oliu món ăn dinh dưỡng cho người ăn chay

Hương vị rau bò khai không lẫn với rau rừng khác. Nó là sự hòa quyện của hương đất, rừng và sự tinh khiết của khí trời vùng núi cao. Món ngon từ đặc sản rau bò khai vùng cao
 
Người dân vùng cao không trồng bò khai mà nó mọc tự nhiên ở bìa rừng. Khi lên rẫy, bà con thường tranh thủ hái thêm một gùi rau mang về chế biến thành món ngon.

Không phải tất cả bò khai đều được tận dụng làm thức ăn. Các mẹ, các chị nơi đây chỉ chọn những chiếc lá hoặc ngọn non; đem về vò kỹ, rửa sạch để khử mùi khai rồi nấu canh.

Rau có thể chế biến theo nhiều cách để mang lại món ăn hấp dẫn như xào với tỏi. Làm món này, rau được rửa sạch, để ráo. Đổ dầu vào chảo, đun nóng rồi cho tỏi băm vào đảo đều. Tiếp tục cho rau, thêm muối, mì chính, xào nhanh tay là có ngay đĩa rau xanh mướt, giòn tan, thanh ngọt.

Rau bò khai xào tỏi

Rau bò khai xào tỏi

Ngoài ra, người dân vô cùng rất tâm đắc với món rau xào mì tôm. Mì tôm chỉ cần chần qua nước ấm cho mềm. Phi thơm hành, đưa rau vào đảo đều vào nêm gia vị. Đợi đến khi rau chín tái thì tiếp tục cho mì vào trộn đều, thêm ít tiêu bột sẽ khiến món ăn trở nên càng đậm đà.

Rau bò khai xào mỳ tôm

Rau bò khai xào mỳ tôm

Hoặc đơn giản với rau luộc chấm với mắm.

Rau cũng có thể kết hợp với các loại rau rừng khác và một ít tôm, cá bắt được dưới sông, suối là có thể tạo nên một món canh rau tập tàng ngọt mát, thanh tao, bổ dưỡng giúp mọi người nhanh chóng lấy lại sức lực sau ngày lao động mệt mỏi.

Xào với thịt bò, thịt lợn thăn mang lại cảm giác thơm ngon, lạ miệng.

Rau bò khai xào thịt bò

Điều đặc biệt của loại rau rừng này là dù rất ngon và giàu dinh dưỡng nhưng sau khi ăn, nước tiểu thường có mùi khai.

Lưu ý: Chế biến Rau Bò Khai, hay Bồ Khai (Bắc kạn), cũng tương tự như rau Muống hay ngọn cải.

Chúc các bạn ngon miệng!

Thông tin thêm: Rau bò khai

Phân bổ của cây tập trung nhiều ở ven rừng mọc trên núi đá vôi. Độ cao xuất hiện của Dây hương rất rộng, từ vài chục mét cách mặt nước biển đến độ cao 1.500m. Lá và ngọn dây hương là thức ăn quen thuộc của nhân dân miền núi. Trước kia rau Dây hương là món ăn tiến vua của nhà Mạc khi cát cứ tại vùng núi Đông Bắc. Hiện tại ở Việt Nam, món ăn rau dây hương rất được ưa thích ở cả các đô thị lớn.
 
Ngoài ngọn và lá non dùng làm thực phẩm đặc biệt thì nhưng bộ phận khác của Dây hương cũng được dùng nhiều trong đông y để làm thuốc. Thân và lá của Dây hương dùng được cả khô và tươi, có vị hơi đắng, tính bình, đi vào can, thận và đường niệu.
 
Thân cành tươi sau khi hái lá và ngọn non dùng làm rau ăn, phần còn lại có thể băm nhỏ từng đoạn 2-3 cm, phơi khô dùng dần chữa tê thấp và sốt. Người dùng nếu là phụ nữ và trẻ em có thể đem Dây hương đun sôi với nước để uống hạ sốt vào mùa hè hoặc chứng đau tê thấp vào mùa lạnh. Đối với đàn ông, có thể đem thân cành Dây hương để ngâm rượu dùng khi cần thiết.
 
Lá và phần ngọn non cây Dây hương khi sử dụng ngoài việc đem lại hương vị mới lạ cho ngường thưởng thức, nó còn đem lại tác dụng chữa bệnh các chứng như: đái rắt, đái vàng, phù thận. Nếu không có điều kiện thu hái ngọn non thì bệnh nhân có thể sử dụng bằng lá tươi khoảng 20-40g (tương đương 1-2 nắm lá tươi) để giã nhỏ nát ra, thêm nước và lọc lấy uống đều đặn hàng ngày.
 
Theo kinh nghiệm dân gian của vùng Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn thì đồng bào thường lấy và sử dụng toàn thân cây Dây hương từ thân cành, lá còn tươi hoặc đã phơi khô để sắc nước uống chữa viêm gan do siêu vi thường gặp ở phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra với các hiện tượng đau bụng đường tiết niệu do sỏi thận cũng ghi nhận kinh nghiệm dùng nước sắc cây Dây hương đều đặn để tán sỏi.
 
Người mệt mỏi do công việc hoặc sức khỏe, chán ăn, hoặc ăn không ngon miệng, dùng canh nấu hoặc nước sắc rau Dây hương một vài lần để có lại tình trạng sức khỏe bình thường. Đặc biệt cũng theo kinh nghệm của vùng Cao Bằng, rau Dây hương được sử dụng chữa bệnh tốt nhất khi còn mùi vị đặc trưng, để làm bớt mùi khi chỉ dùng trong thưởng thức ẩm thực thì có thể thái nhỏ, võ kỹ và rửa qua nước để mất mùi.