Cây Cơm cháy, Thiết đả, Sóc dịch, Thuốc mọi (Sambucus javanica Reinw. ex Blume)

Theo y học cổ truyền Cơm cháy dùng Cành, lá tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả, hoa, vỏ làm thuốc lợi tiểu, ra mồ hôi, nhuận tràng, quả ngâm rượu uống chữa thấp khớp.

Oct 13, 2023 - 20:36
 0  20
Cây Cơm cháy, Thiết đả, Sóc dịch, Thuốc mọi  (Sambucus javanica Reinw. ex Blume)
Cơm cháy (Tên khoa học: Sambucus javanica) là loài thực vật có hoa, rụng lá theo mùa, thuộc họ Adoxaceae. Cây Cơm cháy được Caspar Georg Carl Reinwardt và Carl Ludwig von Blume mô tả khoa học lần đầu năm 1826.
Cây Cơm cháy, Thiết đả, Sóc dịch, Thuốc mọi  (Sambucus javanica Reinw. ex Blume)
Temu
Temu

Cơm cháy, tên khoa học Sambucus javanica Reinw, thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Đây là một loại cây nhỏ, cao từ 1,5-7m; cành nhẵn, màu lục nhạt; lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, dài 8-15cm, rộng 3-5 cm, mép khía răng cưa.

Temu
Temu

Tên Khoa học: Sambucus javanica Reinw. Ex Blume, 1826 (CCTT, 1:210; CCNVN, 2:496; DLTN:69; TĐCT:314; PROSEA, 12,3)

Tên tiếng Anh:

Tên tiếng Việt: Cơm cháy; Cơm cháy java; Cơm cháy hooker; Sóc dịch

Tên khác: Phyteuma bipinnata Lour. 1790 (FC:138) [non Sambucus bipinnata Moench, 1794, nec Sambucus bipinnata Cham. & Schlechter, 1830]. - Sambucus hookeri Rehd. 1912 (CCVN, 3: 275);

Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt. Hoa cây cơm cháy thường nở vào tầm tháng 5 đến tháng 9.

Để làm thuốc, thu hoạch cả cây vào tháng 11 hàng năm, dùng tươi hoặc sấy khô.

1. Công dụng của cây cơm cháy

Theo Đông y, cây cơm cháy có vị chua, tính ấm; có tác dụng khử phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ; dùng chữa phong thấp đau nhức, phù do viêm thận, cước khí phù thũng, kiết lỵ, hoàng đản, viêm khí quản mạn, phong chẩn, đơn độc, mụn nhọt lở loét sưng đau, gãy xương, chấn thương.

Tại một số địa phương, người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc thông tiểu, ngâm rượu uống làm thuốc nhuận, thải độc cơ thể, chữa lỵ và thấp khớp.

Hoa được dùng làm thuốc lợi tiểu, ra mồ hôi, dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc xông. Vỏ cũng dùng làm thuốc nhuận và thông tiểu.

2. Một số đơn thuốc dùng cây cơm cháy

  • Giúp giảm nhẹ triệu chứng đau nhức tứ chi, bán thân bất toại: Mùa lạnh dùng rễ (giã nát), mùa nóng dùng cành lá cây cơm cháy, sao nóng, xoa và đắp lên rốn hoặc chườm vào vị trí đau. Mỗi liệu trình kéo dài khoảng 7-10 ngày.
  • Giảm đau do chấn thương, bầm tím, đau nhức, toàn thân không nằm được: Dùng rễ cây cơm cháy 20g, bóc bỏ vỏ, giã nát vắt lấy 1 chén nước cốt, hòa thêm 1 chén rượu, hâm nóng lên, uống dần vào lúc đói bụng, thấy hơi buồn nôn thì ngừng. Mỗi liệu trình kéo dài khoảng 5-7 ngày.
  • Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp: Rễ cây cơm cháy 30g sắc với 600ml nước, còn 200 ml nước, uống trong ngày.
  • Chữa cước khí mới phát, chân gối sưng đau: Rễ cây cơm cháy 3 phần, giã nát, bã rượu 1 phần, trộn đều, sao nóng, đắp lên những chỗ sưng rồi dùng băng cố định lại, ngày thay thuốc 2 lần.
  • Chữa phù thũng do viêm thận: Cành lá cây cơm cháy 30g, sắc nước uống trong ngày.
  • Chữa hoàng đản (vàng da): Rễ cây cơm cháy nấu với thịt ba chỉ cho bệnh nhân ăn.
  • Chữa tiểu khó, tiểu tiện nhỏ giọt: Rễ cây cơm cháy 90-120g, hầm với thịt lợn hoặc dạ dày lợn, chia ra ăn nhiều lần trong ngày.
  • Chữa sưng vú: Lá cơm cháy sao nóng đắp vào chỗ sưng đau.
  • Chữa đòn ngã chấn thương, đau nhức: Rễ cây cơm cháy 20g, sắc với nửa phần rượu, nửa phần nước, lọc bỏ bã, thêm 30g đường trắng trộn đều uống.
  • Thuốc gãy xương giúp giảm đau: Vỏ rễ và lá cây cơm cháy giã nát đắp vào chỗ xương gãy rồi băng lại cho cố định.
  • Chữa ngứa toàn thân mẩn đỏ: Cành lá cây cơm cháy, sắc lấy nước đặc rửa, tắm.

3. Lưu ý khi dùng cây cơm cháy

Liều dùng của cây cơm cháy có thể thay đổi tùy theo từng thể bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý... Do đó, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng.

Thuốc từ cây cơm cháy nếu quá liều, có thể có thể dẫn tới tiểu tiện liên tục, đại tiện lỏng, buồn nôn.

Cây cơm cháy có thể làm giảm chức năng gan, phân hủy một số loại thuốc. Dược liệu cũng có tác dụng như thuốc lợi tiểu... Vì vậy, trong trường hợp bạn đang có phác đồ điều trị bệnh lý khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Việc tự ý kết hợp có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Theo skđs

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!