Cây đinh lăng chữa bệnh: Chữa mệt mỏi, Thông tia sữa, căng vú sữa, Chữa sưng đau cơ khớp, Chữa đau lưng mỏi gối, Chữa liệt dương, Chữa viêm gan, Chữa thiếu máu

Đinh lăng được trồng phổ biến làm cảnh khắp nước ta, còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá), nam dương lâm. Tên khoa học Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L) Miq., Tieghentopanax fruiticosus (L.) R. Vig. Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.

Jan 10, 2024 - 12:14
 0  51
Cây đinh lăng chữa bệnh: Chữa mệt mỏi, Thông tia sữa, căng vú sữa, Chữa sưng đau cơ khớp, Chữa đau lưng mỏi gối, Chữa liệt dương, Chữa viêm gan, Chữa thiếu máu
Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm (danh pháp hai phần: Polyscias fruticosa, đồng nghĩa: Panax fruticosum, Panax fruticosus) là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.
Cây đinh lăng chữa bệnh: Chữa mệt mỏi, Thông tia sữa, căng vú sữa, Chữa sưng đau cơ khớp, Chữa đau lưng mỏi gối, Chữa liệt dương, Chữa viêm gan, Chữa thiếu máu

Bộ phận dùng: Lá, cành, rễ (rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô)

Thành phần hóa học: Trong đinh lăng có các alcoloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các axit amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin là những axit amin không thể thay thế được.

Theo Đông y, dược liệu đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Tác dụng dược lý và chủ trị của đinh lăng tùy vào từng bộ phận.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ đinh lăng

BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3) cho biết, đinh lăng được dùng để chữa nhiều bệnh. Cụ thể:

  1. Chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: Rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.
  2. Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ đinh lăng 30-40g, thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng, liền 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường.
  3. Chữa vết thương: Giã nát lá đinh lăng đắp lên.
  4. Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40g lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
  5. Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.‎‎
  6. Chữa đau lưng mỏi gối: Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.‎ ‎
  7. Chữa liệt dương:‎‎ Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.‎ ‎
  8. Chữa viêm gan: ‎‎Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. ‎‎
  9. Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
  10. Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: Lá Đinh lăng khô 10g sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.
  11. Ho suyễn lâu năm: ‎‎Lấy rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá… mỗi vị 8g; xương bồ 6g; gừng khô 4g. Đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.‎ ‎

Chú ý: Dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.

Nhận biết cây thuốc

Đinh lăng được trồng phổ biến làm cảnh khắp nước ta, còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá), nam dương lâm. Tên khoa học Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L) Miq., Tieghentopanax fruiticosus (L.) R. Vig. Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.

Files