Cây Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh lá mọc vòng, Củ cơm nếp (Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl.)

Cây Hoàng tinh hoa đỏ có tên khoa học: Polygonatum kingianum Collett & Hemsl., họ Thiên môn (Asparagaceae). Công dụng: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.

Jan 6, 2024 - 21:17
 0  5
Cây Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh lá mọc vòng, Củ cơm nếp (Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl.)
Cây Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh lá mọc vòng, Củ cơm nếp (Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl.)
Cây Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh lá mọc vòng, Củ cơm nếp (Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl.)

Tên tiếng Việt: Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh lá mọc vòng, Củ cơm nếp

Tên khoa học: Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl.

Họ: Convallariaceae

Công dụng: Thuốc bổ, sinh tân dịch (Thân rễ sắc uống).

A. Mô tả cây 

Cây cỏ sống lâu năm.

Thân rễ mọc ngang, có khi phân nhánh, mẫm lên thành củ màu vàng trắng, hơi dẹt nên có sẹo lõm là vết thân còn sót lại, đường kính vết thân có thể đạt tới 2cm. Chiều dài củ có thể tới 30-35cm, rộng tới 6-7cm và dày tới 2-3cm.

Thân mọc đứng nhẵn bóng, cao 50-80cm.

Lá không cuống mọc vòng trong 4-5 lá một. Phiến lá hình mác dài 7-12mm, rộng 5-12mm, đầu lá nhọn và quăn.

Hoa mọc ở kẽ lá rũ xuống; cuống hoa dài 1,5-2cm, mỗi cuống mang hai hoa hình ống dài 8-15mm màu tím đỏ. Mùa hoa ở Sapa (Lào Cai) vào tháng 3-4.

Quả mọng, hình cầu đường kính 710g, khi chín có màu tím đen.

B. Phân bố thu hái và chế biến 

Cây mọc hoang ở những nơi rừng ẩm, đất nhiều mùa trên các núi có lẫn đá xanh, ở các tỉnh miền Bắc. Quanh thị trấn Sapa có nhiều.

Thu hái:

Thường sau 5 năm mới thu hoạch. Hái thân rễ vào mùa thu hoặc mùa xuân, tốt nhất vào mùa thu vì thân rễ chứa ít nước, có những nơi thu hái gần quanh năm từ tháng 4 đến tháng 10.

Có nhiều cách chế biến:

  • Hoàng tinh: Lấy hoàng tinh sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi hoặc sấy khô.
  • Tửu Hoàng tinh (chế rượu): Lấy Hoàng tinh sạch, trộn với rượu, cho vào thùng đậy nắp, đun trong cách thủy để dược liệu hút hết rượu, lấy ra cắt lát dày, phơi khô. Cứ 100 kg Hoàng tinh dùng 20 lít rượu

C. Thành phần hóa học

Thân rễ hoàng tinh đỏ có manose, polysacharid, các saponin

D. Công dụng và liều dùng 

Hoàng tinh là một vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân. Theo sách cổ: “Hoàng tinh nhuận phổi sinh tân dịch, đầy tinh tủy, trị lao thương, làm thuốc bổ ngũ lao. mạnh gân cốt, ích tỳ vị”.

Trương Sơn Lôi (một thầy thuốc thời cổ) nói thêm “Công dụng của hoàng tinh cũng như thục địa chuyên bổ huyết, bổ âm, nuôi tì vị, những người nào đờm thấp, yếu dạ không nên ăn.”

Ngày dùng 12-20g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác.

Theo tài liệu cổ hoàng tinh có vị ngọt, tính bình vào 3 kinh tỳ, phế và vị. Có tác dụng bổ tì, nhuận phế, sinh tân. Dùng chữa tì vị hư nhược, phế hư sinh ho, tiêu khát. Người tì hư thấp thịnh, ăn không tiêu không dùng được.

Đơn thuốc có hoàng tinh 

Đơn thuốc bổ dùng cho người yếu, ho, lao lực:

  • Hoàng tinh 15g, ý dĩ 10g, nuớc 600ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa âm hư, suy lão sớm ở người cao tuổi:

  • Dịch chiết hoàng tinh, địa hoàng, thiên môn đông, mỗi thứ 300ml, trọn đều cô còn ½ thêm mật 2500g, bột bạch phục linh 1000g. Trộn đều với hồ làm thành viên to bằng đầu ngón tay cái. Mỗi lần uống 1 viên với rượu, ngày uống 3 lần.

Chữa lao phổi, ho ra máu:

  • Hoàng tinh 500g, bạch cập, bách bộ mỗi thứ 250g, ngọc trúc 12og. Nghiền thành bột luyện với mật, bào chế thành viên hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần.

Chữa đau thắt ngực, bệnh mạch vành:

  • Hoàng tinh, côn bố mỗi vị 15g, bá tử nhân, xương bồ, uất kim mỗi vị 10g, diên hồ 6g, sơn tra 24g. ngày uống một thang, chia 3 lần. Mỗi đợt điều trị 4 tuần.

Chữa tiểu đường:

  • Hoàn tinh 2 phần, sinh địa 2 phần, trạch tả 1 phần, hoàng liên 1 phần, nhân sâm 1 phần, hoàng kỳ 2 phần, địa cốt bì 1 phần. Nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 5g, ngày uống 3 lần.

Chữa huyết áp thấp:

  • Hoàng tinh, đảng sâm, mỗi vị 30g, cam thảo 10g,. Sắc uống ngày 1 thang

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Trồng trọt:

Hoàng tinh hoa đỏ đã bước đầu được trồng ở một số nơi phù hợp với điều kiện sinh thái của cây như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu,...

Cây được nhân giống bằng thân rễ. Hàng năm, về mùa đông, khi cây tàn lụi, thu lấy rễ già làm thuốc còn phần non giữ lại để làm giống.

Hoàng tinh được trồng chủ yếu trên đất rừng, nhiều mùn, ẩm nhưng thoát nước. Những dải đất dọc các khe suối, có tán rừng rất thích hợp để trồng hoàng tinh. Đất cần được cày bừa kỹ. Đất bằng có thể lên thành luống để dễ thoát nước và tiện chăm sóc, đất dốc có thể trồng thành vạt. Khi trồng, bổ hốc vói khoảng cách 40x40 cm hoặc 50x50 cm, mỗi hốc bón lót khoảng 0,5 kg phân chuồng hoặc mùn, trộn đều phân với đất, sau đó đặt mầm và dùng đất nhỏ hoặc mùn phủ lên mặt. Nếu không gặp mưa, cần tưới ẩm để cây mọc nhanh, ở những nơi có điều kiện, khi cây đã mọc, người ta dùng nước phân chuồng, nước giải hoặc đạm (2 - 3 kg/ sào) pha loãng để tưới thúc. Trong thòi gian đầu, cần làm cỏ, xới xáo 2 - 3 lần, kết hợp vun gốc. về sau khi cây đã lớn không cần chăm sóc. Hoàng tinh ít bị sâu bệnh.

HOÀNG TINH HOA ĐỎ

Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl. 1890.

Họ: Tóc tiên Convallariaceae

Bộ: Măng tây Asparagales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,5 - 1,5 m. Thân rễ nạc, hình trụ hoặc hình thay đổi, phân nhánh, nằm ngang. Thân mang lá nhẵn; lúc non có đốm tím hồng, sau thành màu xanh; đường kính 0,3 - 0,6 cm. Lá mọc vòng, gồm 4 - 7 cái, không cuống, hình dải, 3 - 6 x 0,5 - 0,8cm; đầu cuộn tròn xuống dưới. Cụm hoa gồm 2 cái, mọc ở kẽ lá, rủ xuống; bao hoa hình ống, màu đỏ tía, dài 1,6 - 2 cm, miệng bao hoa xẻ thành 6 thuỳ tam giác nhọn. Nhị 6, đính ở trong ống bao hoa; Vòi nhuỵ thấp hơn nhị. Quả mọng, hình cầu, đường kính 0,5 - 0,6 cm; khi chín màu đỏ tím. Hạt nhỏ.

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 3 - 4, quả tháng 4 - 8(9). Nhân giống tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây con quan sát được ở xung quanh gốc cây mẹ vào tháng 5 - 6. Phần thân mang lá lụi hàng năm vào mùa đông, chồi thân từ đầu thân rễ mọc lên vào đầu mùa xuân năm sau. Thân rễ nếu bị gãy, phần còn lại vẫn có khả năng tiếp tục tái sinh. Cây đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng và ưa vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát. Thường mọc thành khóm. Trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc đá, dọc hành lang ven suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm (nhất là loại hình rừng núi đá), ở độ cao 1300 - 1700 m.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ), Điện Biên (Tủa Chùa), Lào Cai (Sapa, Bát Xát, Than Uyên), Sơn La (Mộc Châu, Sông M•), Hà Giang (Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc), Yên Bái (Nghĩa Lộ), Cao Bằng (núi Pia Oắc).

Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị:

Thân rễ (củ) chế thành "thục" là vị thuốc quý dùng nhiều trong y học cổ truyền, làm thuốc bổ, mạnh gân xương; chữa đau nhức xương khớp, thiếu máu, làm đẹp da và đen tóc.

Tình trạng:

Thường xuyên bị khai thác trong vòng vài chục năm trở lại đây, đ• trở nên hiếm rõ rệt hoặc trong tự nhiên, chỉ còn lại hầu hết là cây nhỏ. Nạn phá rừng làm nương rẫy trực tiếp thu hẹp vùng phân bố Quản Bạ, Sìn Hồ, Phong Thổ, núi Hàm Rồng (Sapa).

Phân hạng: EN A1c,d

Biện pháp bảo vệ:

Loài đang được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá”sẽ nguy cấp” (Bậc V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Tăng cường bảo vệ ở các Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn và Du Già (Hà Giang), Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) và nghiên cứu trồng thêm dưới tán rừng.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 388.