Hoàng tinh, Hoàng tinh hoa đỏ, Cây cơm nếp, Cứu hoang thảo, Mễ phủ (Polygonatum cyrtonemua, Polygonatum sibiricum, Polygonatum kingianum)

Hoàng tinh (cây cơm nếp) là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có tác dụng bổ thận, tư âm, nhuận phế, tiêu khát và bổ khí, thường được nhân dân dùng để trị chứng tiểu đường, thiếu máu, yếu sinh lý và bồi bổ sức khỏe.

Jan 6, 2024 - 21:00
 0  17
Hoàng tinh, Hoàng tinh hoa đỏ, Cây cơm nếp, Cứu hoang thảo, Mễ phủ (Polygonatum cyrtonemua, Polygonatum sibiricum, Polygonatum kingianum)
Hoàng tinh, hoàng tinh hoa đỏ hay củ cơm nếp (tên khoa học: Polygonatum) là một chi thực vật có hoa trong họ Asparagaceae.[2] Nhiều loài của chi này có thân rễ (dạng củ) được dùng làm dược liệu trong Đông y, chẳng hạn như hoàng tinh (Polygonatum sibiricum), điền hoàng tinh (Polygonatum kingianum).
Temu
Temu

Tên gọi khác: Hoàng tinh lá mọc vòng, Hoàng tinh hoa đỏ, Cây cơm nếp, Cứu hoang thảo, Mễ phủ.

Temu
Temu

Tên khoa học: Polygonatum cyrtonemua, Polygonatum sibiricum, Polygonatum kingianum

Tên dược: Rhizoma Polygonati

Họ: Hành tỏi (danh pháp khoa học: Liliaceae)

Mô tả dược liệu hoàng tinh

1. Đặc điểm cây hoàng tinh

Hoàng tinh là cây thân cỏ sống lâu năm, thân mọc đứng, bề mặt nhẵn bóng, chiều cao trung bình từ 50 – 80cm. Thân rễ phát triển thành củ có màu vàng trắng, mọc ngang, phân nhánh. Củ có đường kính từ 6 – 7cm, dài 30 – 35cm.

Lá mọc vòng từ 4 – 5 lá, không cuống, phiến lá hình mác, rộng 5 – 12mm và dài 7mm. Hoa mọc ở kẽ lá, màu tím đỏ, cuống hoa dài từ 1.5 – 2cm. Quả mọng, hình cầu và có màu đen khi chín.

2. Bộ phận dùng

Thân rễ (củ) của cây hoàng tinh được thu hái để làm thuốc.

3. Phân bố

Mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là ở Sapa (Tỉnh Lào Cai).

4. Thu hái – sơ chế

Chỉ thu hoạch ở cây có tuổi đời từ 5 năm trở lên. Thu hái rễ vào mùa thu hoặc mùa xuân nhưng tốt nhất là thu hái vào mùa thu vì thời điểm này rễ chứa ít nước và có phẩm chất tốt. Sau khi hái về, đem bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, đem thái miếng, phơi/ sấy khô.

Ngoài ra có thể bào chế dược liệu hoàng tinh theo những cách sau:

Sau khi đào rễ về, đem rửa sạch bằng nước ở khe suối trong vòng 1 giờ. Sau đó xắt thành từng miếng mỏng và phơi nắng, dùng dần.

Đem rửa sạch, đồ kỹ trong vòng 1 đêm, tiếp theo đem xắt thành từng miếng mỏng và phơi khô chín lần.

Sau khi thu hoạch, đem rửa sạch và đun sôi với nước trong 30 phút. Đổ nước, sau đó thêm nước mới vào đun cho đến khi cạn, phơi khô và để dùng dần.

Đem rễ củ rửa sạch ngâm nước trong vòng 1 đêm. Sau đó bỏ nước, dùng nước mới pha ít gừng với mật mía dùng ngâm rễ củ (cứ 1kg củ hoàng tinh thì dùng 250ml nước, 250ml mật ong và 250g gừng giã dập). Đun cho đến khi nước cạn hoàn toàn, sau đó đem phơi cho khô hoàn toàn. Thực hiện đồ, phơi như vậy trong khoảng 9 lần.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo. Nếu củ có dấu hiệu mốc, đem phun rượu rồi lau sạch, cuối cùng đem đồ và sấy khô là được.

6. Thành phần hóa học

Củ hoàng tinh chứa fructose, calacturonic acid, glucose, mannose, ancaloid, acid amin, tinh bột, chất nhầy và hợp chất antharaquinone.

Vị thuốc hoàng tinh

1. Tính vị

Vị ngọt, tính bình.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Phế, Vị và Tỳ.

3. Tác dụng dược lý

– Công dụng của hoàng tinh theo Đông Y:

Công dụng: Bổ tỳ, ích khí, nhuận phế, tư âm.

Chủ trị: Thận hư tinh tổn, phế táo âm hư gây ho, tỳ vị hư nhược, tiêu khát, mệt mỏi, suy kiệt, tinh huyết bất túc, nội nhiệt, phế hư.

– Công dụng của hoàng tinh theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thực nghiệm trên thỏ cho thấy, cao lỏng hoàng tinh có tác dụng ức chế adrenalin giúp làm tăng đường huyết.

Dược liệu có tác dụng hạ lipit huyết, giảm xơ cứng mạch vành, tăng lưu lượng máu động mạch vành và hạ huyết áp.

Dược liệu có khả năng ức chế trực khuẩn lao, tụ cầu khuẩn vàng và trực khuẩn thương hàn.

Hoàng tinh giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình tổng hợp RNA và DNA.

Vị thuốc hoàng tinh có thể làm giảm lượng cGMP và cAMP trong huyết tương.

4. Cách dùng – liều lượng

Vị thuốc hoàng tinh được dùng ở dạng sắc, tán bột, hoàn. Liều dùng từ 12 – 40g (tươi) hoặc có thể dùng 60 – 80g. 

Bài thuốc – Món ăn chữa bệnh từ vị thuốc hoàng tinh

1. Bài thuốc trị chứng huyết áp thấp

  • Chuẩn bị: Chích cam thảo 10g, đảng sâm và hoàng tinh mỗi vị 30g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

2. Bài thuốc trị chứng lipid huyết cao

  • Chuẩn bị: Tang ký sinh, hà thủ ô và hoàng tinh liều lượng gia giảm theo từng trường hợp.
  • Thực hiện: Chế thành viên hạ mỡ dùng liên tục trong vòng 2 tháng.

3. Bài thuốc trị chứng cận thị

  • Chuẩn bị: Đậu đen 10 cân, hoàng tinh 90 cân và đường trắng 15 cân.
  • Thực hiện: Chế thành siro sao cho mỗi ml siro có 1g hoàng tinh. Mỗi lần dùng 20ml, dùng 2 lần mỗi ngày.

4. Bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể do mắc bệnh mãn tính

  • Chuẩn bị: Đảng sâm, kỷ tử và hoàng kỳ mỗi vị 12g, sinh địa 20g, hoàng tinh 24g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi thể trạng được hồi phục.

5. Bài thuốc trị chứng phế hư táo gây ho ra máu

  • Bài thuốc 1: Bách bộ, bạch cập mỗi vị 0.5 cân và hoàng tinh 1 cân. Đem các vị thái nhỏ, phơi khô, tán bột mịn và chế với mật làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 8g, ngày dùng 3 lần.
  • Bài thuốc 2: Bắc sa sâm 8g, hoàng tinh 20g và ý dĩ nhân 12g. Đem sắc dược liệu lấy nước uống.

6. Bài thuốc bồi bổ cho người bị ho kéo dài, sức khỏe suy yếu, lao lực

  • Chuẩn bị: Ý dĩ 10g và hoàng tinh 15g.
  • Thực hiện: Sắc với 600ml còn lại 200ml, chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

7. Bài thuốc trị chứng tiểu đường, huyết áp cao gây đau lưng mỏi gói, hoa mắt, váng đầu

Temu
Temu
  • Chuẩn bị: Câu kỷ tử và hoàng tinh 40g.
  • Thực hiện: Tán bột, luyện với mật làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g, ngày dùng 2 lần.

8. Bài thuốc làm giảm mệt mỏi và sinh tân dịch

  • Chuẩn bị: Thục địa 10g, ba kích 20g, củ hoàng tinh 25g và đảng sâm 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị thái mỏng và ngâm với 1 lít rượu 35 độ. Thỉnh thoảng lắc đều để tránh tình trạng đóng cặn dưới đáy bình. Khi dùng pha thêm 100ml siro đơn. Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ, ngày dùng 3 lần trước 2 bữa ăn và 1 lần trước khi đi ngủ.

9. Bài thuốc trị chứng thiếu máu

  • Chuẩn bị: Thục địa, hà thủ ô, rễ đinh lăng mỗi vị 10g, củ hoàng tinh 20g, tam thất 8g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 10g sắc lấy nước uống.

10. Bài thuốc trị chứng yếu sinh lý

  • Chuẩn bị: Cao ban long và trâu cổ mỗi vị 8g, cám nếp, kỷ tử, rễ đinh lăng, hà thủ ô, long nhãn, hoài sơn và ý dĩ mỗi vị 12g, sa nhân 6g, củ hoàng tinh 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

11. Bài thuốc trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực

  • Chuẩn bị: Uất kim, thạch xương bồ và bá tử nhân mỗi vị 10g, sơn tra 24g, diên hồ sách 6g, côn bố và củ hoàng tinh mỗi vị 15g.
  • Thực hiện: Mỗi ngày dùng 1 thang, chia thành 3 lần uống. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 4 tuần.

12. Bài thuốc điều trị đái tháo đường

  • Chuẩn bị: Sinh địa, củ hoàng tinh và hoàng kỳ mỗi vị 20g, địa cốt bì, nhân sâm, trạch tả và hoàng liên mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 5g, ngày dùng 3 lần.

13. Bài thuốc trị chứng rối loạn thần kinh thực vật

  • Chuẩn bị: Viễn chí, xương bồ, mạch môn, bội lan, hồng hoa và cúc hoa mỗi vị 30g, táo nhân (sao), đương quy, đảng sâm và hoàng kỳ mỗi vị 60g, hà thủ ô, bạch thược, câu kỷ và sinh địa mỗi vị 90g, củ hoàng tinh 180g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu ngâm với rượu trắng 6 lít trong 3 – 4 tuần. Mỗi lần dùng 5 – 10ml uống 3 lần/ ngày.

14. Bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể, huyết hư gây di tinh, huyết trắng ra nhiều, đau đầu, hoa mắt, ra mồ hôi trộm

  • Chuẩn bị: Đương quy, bổ cốt chí, ngưu tất và thỏ ty tử mỗi vị 12g, hà thủ ô 20g, gia thêm hoàng tinh, chích cam thảo, mẫu lệ, hoàng kỳ, bạch truật và long cốt mỗi thứ 1 ít.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Mỗi lần dùng từ 8 – 12g uống với nước muối nhạt hoặc nước sôi nguội, ngày dùng 2 lần.

15. Bài thuốc trị bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan mãn tính và chứng nhiễm độc gan

  • Chuẩn bị: Trạch tả, uất kim, hoàng tinh, sơn dược, sinh địa, đan sâm, đảng sâm, đan sâm, bản lam căn, bạch thược và đương quy mỗi vị 10 – 15g, nhân trần và hoàng kỳ mỗi vị 15 – 30g, tần giao, thần khúc và sơn tra mỗi vị 8 – 12g, cam thảo 6 – 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột làm hoàn, mỗi lần dùng 6 – 12g uống với nước ấm. Ngày dùng 2 lần (sáng và chiều trước mỗi bữa ăn). Dùng bài thuốc liên tục trong vòng 6 ngày, sau đó nghỉ 1 ngày. Liệu trình kéo dài từ 6 – 8 tuần. Sau khi kết thúc liệu trình 1, nên nghỉ 1 tuần rồi thực hiện liệu trình thứ 2.

16. Bài thuốc trị chứng chàm tay chân

  • Chuẩn bị: Tao phàn, hoàng tinh, hoắc hương và đại hoàng các vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó ngâm với giấm trong vòng 1 tuần rồi lọc bỏ bã. Dùng nước ngâm tay chân trong vòng 30 phút, ngày thực hiện 1 lần.

17. Bài thuốc trị huyết áp thấp

  • Chuẩn bị: Đại táo 10 quả, cam thảo 6g, hoàng tinh 12g, đảng sâm 15g và nhục quế 10g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang. Dùng từ 1 – 2 liệu trình, mỗi liệu trình kéo dài 15 ngày.

18. Bài thuốc trị cao huyết áp, tai biến mạch máu não và chứng xơ cứng mạch

  • Chuẩn bị: Linh chi, hoàng tinh, thỏ ty tử, kê huyết đằng, đỗ trọng, cẩu tích, đơn bì và thạch xương bồ, gia giảm liều lượng theo từng trường hợp.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

19. Bài thuốc trị sạn đường mật

  • Chuẩn bị: Xuyên luyện tử 10g, kim tiền thảo 30g, sao chỉ xác 10 – 15g, hoàng tinh 10g, sinh địa hoàng 6 – 10g.
  • Thực hiện: Để sinh địa hoàng sắc sau, đem các vị còn lại sắc trước. Ngày dùng 1 thang.

20. Bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe và tăng tuổi thọ

  • Chuẩn bị: Bạch thược (sao rượu), bá tử nhân (sao), đơn sâm, chỉ xác (sao), đơn bì, toan táo nhân (sao), sinh địa thô (rửa rượu) mỗi vị 12g, trần bì và xuyên khung mỗi vị 6g, đương quy (sao rượu) 15g, hoàng tinh (sao chế với rượu) 9g, chi tử 9g, bạch truật (sao) 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó luyện với mật làm thành viên nặng 2g. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 4g uống với nước.

21. Bài thuốc chữa chứng thận hư yếu, kém dương sự

  • Chuẩn bị: Đậu đen 1500g, sâm bố chính, hạt tơ hồng 200g, hoàng tinh 500g, liên tu, hoài sơn, cẩu tích, ba kích, liên nhục, tục đoạn và sừng nai mỗi vị 500g.
  • Thực hiện: Sừng nai đắp đất sét nung tồn tính, đậu đen sao tồn tính, ba kích tẩm muối sao vàng, các vị còn lại đem tán nhỏ. Sau đó trộn đều làm thành viên, mỗi lần dùng 8 – 12g, ngày dùng 2 lần.

22. Bài thuốc giúp giảm mất ngủ, ăn uống kém, thiếu máu xanh xao, nặng ngực và mệt mỏi

  • Chuẩn bị: Tang ký sinh, hà thủ ô đỏ (chế), quả dâu, đỗ trọng và thỏ ty tử (sao) mỗi vị 40g, hoàng tinh chế 80g, sâm bố chính 120g, cao hổ cốt, ba kích và huyết giác mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Ngâm với 2 lít rượu trong 2 ngày đêm, sau đó đem chưng cách thủy và hạ thổ 1 tuần. Mỗi lần dùng 15 – 40ml uống trong bữa ăn, ngày dùng 2 lần. Khi dùng bài thuốc nên kiêng chất kích thích và đồ tanh sống.

23. Bài thuốc trị tinh thiếu, đau mỏi thắt lưng, thận hư yếu

  • Chuẩn bị: Câu kỷ tử và hoàng tinh các vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem tán bột, luyện mật làm thành viên. Mỗi lần dùng 12g uống với nước nóng, ngày dùng 2 lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

24. Cháo sinh địa hoàng tinh trị chứng thận âm bất túc và làm thuyên giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

  • Chuẩn bị: Gạo lứt vừa đủ, sinh địa 30g và hoàng tinh (sao tẩm) 30g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu sắc lấy nước, sau đó cho gạo vào nấu thành cháo. Ăn cháo khi còn nóng, ngày ăn 1 lần.

25. Ngọc trúc hoàng tinh hầm tụy lợn trị chứng tiêu hóa kém, hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường và bệnh tim

  • Chuẩn bị: Tụy lợn 1 bộ, hoàng tinh và ngọc trúc mỗi vị 30, gia vị vừa đủ.
  • Thực hiện: Rửa sạch tụy lợn, bỏ màng mỡ bên ngoài, sau đó cho vào nồi đất cùng với dược liệu, thêm gia vị, hành, gừng và 250ml nước, hầm cho nhừ. Dùng ăn khi nóng, ngày ăn 1 lần.

26. Gà hầm hoàng tinh trị chứng đại tiện táo, lưng đau gối mỏi, đại tiện táo, mất ngủ, tinh thần căng thẳng

  • Chuẩn bị: Sơn dược 100g, hoàng tinh 20g và gà 1 con.
  • Thực hiện: Sơ chế gà, chặt miếng vừa ăn, sau đó thêm hoàng tinh, sơn dược vào, gia thêm muối, tiêu, đường và đem hấp cách thủy. Cứ 2 ngày dùng 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.

27. Thịt nạc hầm hoàng tinh trị chứng mất ngủ và ăn uống kém do tâm tỳ âm hư

  • Chuẩn bị: Thịt nạc 200g và hoàng tinh 50g.
  • Thực hiện: Thịt nạc rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi cùng với hoàng tinh, gừng rượu, gia vị và rượu. Sau đó hầm cho nhừ rồi dùng ăn khi còn nóng. 

Lưu ý khi dùng cây hoàng tinh chữa bệnh

  • Trường hợp tích trệ, bụng đầy, ho nhiều đờm, tỳ vị có thấp, tiêu phân lỏng, tỳ vị hư hàn không nên dùng. 
  • Củ dong ta còn có tên gọi là hoàng tinh. Tuy nhiên củ dong chỉ được dùng trong chế biến món ăn và không có tác dụng chữa bệnh, do đó cần lưu ý để tránh tình trạng nhầm lẫn.

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

HOÀNG TINH HOA ĐỎ

Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl. 1890.

Họ: Tóc tiên Convallariaceae

Bộ: Măng tây Asparagales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,5 - 1,5 m. Thân rễ nạc, hình trụ hoặc hình thay đổi, phân nhánh, nằm ngang. Thân mang lá nhẵn; lúc non có đốm tím hồng, sau thành màu xanh; đường kính 0,3 - 0,6 cm. Lá mọc vòng, gồm 4 - 7 cái, không cuống, hình dải, 3 - 6 x 0,5 - 0,8cm; đầu cuộn tròn xuống dưới. Cụm hoa gồm 2 cái, mọc ở kẽ lá, rủ xuống; bao hoa hình ống, màu đỏ tía, dài 1,6 - 2 cm, miệng bao hoa xẻ thành 6 thuỳ tam giác nhọn. Nhị 6, đính ở trong ống bao hoa; Vòi nhuỵ thấp hơn nhị. Quả mọng, hình cầu, đường kính 0,5 - 0,6 cm; khi chín màu đỏ tím. Hạt nhỏ.

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 3 - 4, quả tháng 4 - 8(9). Nhân giống tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây con quan sát được ở xung quanh gốc cây mẹ vào tháng 5 - 6. Phần thân mang lá lụi hàng năm vào mùa đông, chồi thân từ đầu thân rễ mọc lên vào đầu mùa xuân năm sau. Thân rễ nếu bị gãy, phần còn lại vẫn có khả năng tiếp tục tái sinh. Cây đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng và ưa vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát. Thường mọc thành khóm. Trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc đá, dọc hành lang ven suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm (nhất là loại hình rừng núi đá), ở độ cao 1300 - 1700 m.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ), Điện Biên (Tủa Chùa), Lào Cai (Sapa, Bát Xát, Than Uyên), Sơn La (Mộc Châu, Sông M•), Hà Giang (Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc), Yên Bái (Nghĩa Lộ), Cao Bằng (núi Pia Oắc).

Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị:

Thân rễ (củ) chế thành "thục" là vị thuốc quý dùng nhiều trong y học cổ truyền, làm thuốc bổ, mạnh gân xương; chữa đau nhức xương khớp, thiếu máu, làm đẹp da và đen tóc.

Tình trạng:

Thường xuyên bị khai thác trong vòng vài chục năm trở lại đây, đ• trở nên hiếm rõ rệt hoặc trong tự nhiên, chỉ còn lại hầu hết là cây nhỏ. Nạn phá rừng làm nương rẫy trực tiếp thu hẹp vùng phân bố Quản Bạ, Sìn Hồ, Phong Thổ, núi Hàm Rồng (Sapa).

Phân hạng: EN A1c,d

Biện pháp bảo vệ:

Loài đang được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá”sẽ nguy cấp” (Bậc V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Tăng cường bảo vệ ở các Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn và Du Già (Hà Giang), Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) và nghiên cứu trồng thêm dưới tán rừng.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 388.

Files

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!