Cây Ruột gà, rau đắng, rau sam trắng, rau sam đắng, ba kích (Bacopa monnieri (L.) Pennell, Herpestis monniera (L.) H. B. K (Gratiola monniera L. , Septas repens Lour., Bramia Indica Lamk))

Cây thuốc Ruột gà một số người dùng cây này sắc uống chữa ho, làm thuốc lợi tiểu và bổ thận. Một số địa phương dùng cây ruột gà làm rau ăn sống hay nấu ăn. cùng Cây thuốc vị thuốc tìm hiểu vị thuốc này dưới đây

Oct 29, 2021 - 08:19
 0  30
Cây Ruột gà, rau đắng, rau sam trắng, rau sam đắng, ba kích (Bacopa monnieri (L.) Pennell, Herpestis monniera (L.) H. B. K (Gratiola monniera L. , Septas repens Lour., Bramia Indica Lamk))
Cây Ruột gà còn gọi là rau đắng, rau sam trắng, rau sam đắng, ba kích. Tên khoa học: Bacopa monnieri (L.) Pennell, Herpestis monniera (L.) H. B. K (Gratiola monniera L. , Septas repens Lour., Bramia Indica Lamk). Thuộc họ Hoa mõm chó Scrofulariaceae.
Cây Ruột gà, rau đắng, rau sam trắng, rau sam đắng, ba kích (Bacopa monnieri (L.) Pennell, Herpestis monniera (L.) H. B. K (Gratiola monniera L. , Septas repens Lour., Bramia Indica Lamk))
Cây Ruột gà, rau đắng, rau sam trắng, rau sam đắng, ba kích (Bacopa monnieri (L.) Pennell, Herpestis monniera (L.) H. B. K (Gratiola monniera L. , Septas repens Lour., Bramia Indica Lamk))

Cây Ruột gà còn gọi là rau đắng, rau sam trắng, rau sam đắng, ba kích.

Tên khoa học: Bacopa monnieri (L.) Pennell, Herpestis monniera (L.) H. B. K (Gratiola monniera L. , Septas repens Lour., Bramia Indica Lamk). Thuộc họ Hoa mõm chó Scrofulariaceae.

A. Mô tả cây

Ruột gà là một loại cỏ sống dai, thân nhẵn, mọc bò, mang rễ, dài 10 - 40cm, mang những cành mềm mọc đứng. Lá mọc đối không cuống, thuôn, tù, dài 8 - 12mm, rộng 3 - 5mm. Hoa mọc riêng lẻ màu trắng. Quả nang hình trứng, nhẵn, có đài còn lại, hạt nhỏ, có góc cạnh. Mùa hoa vào các tháng 4 – 6.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại phổ biến ở nhiều vùng trong nước ta, thường ven bờ ruộng, bãi cỏ hoang hơi ẩm. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc.
 
Qua những tài liệu cũ (A. Pételot - Cây thuốc ở Campuchia, Lào, Việt Nam, 1953) thì cây này được khai thác ở những tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, Lào Cai với tên ba kích để xuất sang Trung Quốc. Nhưng qua điều tra của chúng tôi thì cây này không thấy được khai thác lớn, mà chỉ được dùng trong phạm vi địa phương theo kinh nghiệm của một số ít người.
 
Những người dùng hái toàn cây dùng tươi hay phơi khô. Không thấy chế biến gì đặc biệt.
 
C. Thành phần hoá học

Từ ruột gà, năm 1931, Bose chiết được ancaloit dạng tinh thể (brahmin). Năm 1947, Basu chiết được herpestin.
 
D. Công dụng và liều dùng

Một số địa phương dùng cây ruột gà làm rau ăn sống hay nấu ăn.
 
Một số người dùng cây này sắc uống chữa ho, làm thuốc lợi tiểu và bổ thận. Ngày dùng 6 đến 12g cây khô dưới dạng thuốc sắc.
 
Tại Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc giúp cho ăn ngon và thuốc lợi tiểu. Cây tươi hay khô giã nát trộn với dầu hoả dùng đắp lên những nơi đau nhức do tê thấp.
 
Đơn thuốc chữa rắn cắn có ruột gà: Cây ruột gà 30g, dây mơ lông 30g, lá mướp đắng 30g, đọt cây cậy 20g, rau cần tươi 20g, rau má 20g. Tất cả giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn (Kinh nghiệm nhân dân Minh Hải).
 
Chú thích: Tên ruột gà còn dùng để chỉ vị ba kích hay ba kích thiên. Xem vị này ở liên kết
 
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi)