Cây thuốc quanh ta: Dây thìa canh có tác dụng tốt trong việc điều trị đái tháo đường
Dây thìa canh là một loại cây được dùng làm thuốc ở nhiều quốc gia trên thế giới từ hơn 2000 năm trước. Loại cây này cũng đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu đã công nhận tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh đái tháo đường của nó.
DÂY THÌA CANH CÓ TÁC DỤNG TỐT TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Dây thìa canh còn có tên gọi khác là dây Muôi hay Lõa ti rừng (tên khoa học là Gymnema sylvestre thuộc chi Lõa ti (Gymnema) họ Apocynaceae.
Dây thìa canh là một loại cây được dùng làm thuốc ở nhiều quốc gia trên thế giới từ hơn 2000 năm trước. Loại cây này cũng đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu đã công nhận tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh đái tháo đường của nó.
Xuất xứ của Dây thìa canh là ở rừng nhiệt đới miền nam và miền trung Ấn Độ. Đến nay, Dây thìa canh đã được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới với các tên gọi khác nhau như Ấn độ (Diabeticin), Mỹ (Sugarest), Singapore (Glucos care), Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Úc… các tên gọi này đều liên quan đến tác dụng chữa bệnh đái tháo đường của loại cây này.
Ở Việt Nam, Dây thìa canh mọc hoang ở các tỉnh miền trung và miền bắc, cũng được nhân dân ta dùng để làm thuốc chữa các bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng huyết áp...
Tại Việt Nam có hai loại đó là Thìa canh lá to và Thìa canh lá nhỏ. Các nhà nghiên cứu cho biết tác dụng làm mất cảm giác ngọt của loại Thìa canh lá to lâu hơn so với loại Thìa canh lá nhỏ.
Đặc điểm thực vật
Dây thìa canh là loại dây leo cao 6–10m, trong thân và lá có chứa chất mủ màu trắng hơi vàng. Thân có lông dài 10–12cm, đường kính thân 3mm, có lỗ bì thưa. Lá phiến hình bầu dục, dài 6–7 cm, rộng 3–5 cm, đầu nhọn, gân nhánh lá có từ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 5–8 mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành chùm ở nách lá. Quả dài 4-6cm, rộng ở nửa dưới, hạt dẹp, có lông mào dài 1-3cm.
Dây thìa canh ra hoa vào tháng 7 và ra quả vào tháng 8. Khi chín, quả rụng xuống đất và tách đôi giống 2 chiếc thìa, vì thế nên dân gian gọi loại cây này là Dây thìa canh hay cây Muôi.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Thành phần có hoạt tính sinh học chính của Dây thìa canh chính là hoạt chất GS4 (Gymnema Sylvestre kiềm hóa lần thứ 4) gồm nhiều Acid gymnemic (là 1 loại Saponin triterpenoid). Hoạt chất này có tác dụng kích thích sản sinh tế bào β tuyến tụy, nhờ đó tăng sản xuất insuline, tăng hoạt tính của insuline, giúp kiểm soát và ổn định đường huyết. Các Acid gymnemic còn có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột non do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose, khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh các Receptor ở ruột vào máu với đường Glucose. Acid gymnemic làm ức chế sự chuyển hóa Glycogen ở gan thành Glucose vào máu, đồng thời kích thích các Enzyme sử dụng đường tại các mô cơ. Các hoạt tính trên của Dây thìa canh tạo ra tác dụng hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường.
Ngoài ra, trong Dây thìa canh còn có chứa các thành phần hóa học khác như Flavonoid, Anthraquinone, Hentri-acontane, Pentatriacontane, Resins, α và β- chlorophylls, phytin, D-quercitol, Acid tartaric, Acid butyric, Acid formic, Lupeol, Peptide Gumarin... Dịch chiết cây cũng có thành phần Alcaloid. Khi nhai lá Dây thìa canh tươi thì các Peptide Gumarin này lấp đầy các Receptor ở lưỡi làm lưỡi không hấp thu được đường Glucose. Peptide Gumarin còn tác động lên vùng dưới đồi gây mất và giảm cảm giác ngọt và đắng. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ có khi sử dụng lá tươi mất đi khi dùng Dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.
Các thành phần dược lý trên của Dây thìa canh còn có tác dụng giảm Cholesterol, do đó giảm được các biến chứng rối loạn chuyển hóa Lipid, bệnh lý mạch máu trên bệnh nhân đái tháo đường.
Ứng dụng điều trị
Dây thìa canh thích hợp dùng cho cả bệnh nhân tiểu đường type 1 và 2, với tác dụng ổn định đường huyết, giảm Lipid máu, rất có hiệu quả khi dùng phối hợp với các liệu pháp chữa bệnh đái tháo đường khác. Nhiều nghiên cứu trên động vật thực nghiệm và trên lâm sàng với cao chiết Dây thìa canh đã chứng minh được các tác dụng trên.
Ngoài ra, lá Dây thìa canh được sử dụng để làm thuốc chống rối loạn tiêu hoá, giải độc, kháng vi khuẩn, kháng virus, bảo vệ tế bào gan, đắp ngoài chữa rắn hoặc côn trùng cắn.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 50g Dây thìa canh khô, đun sôi với 1,5 lít nước trong 15 phút, uống sau bữa ăn 15-20 phút, ngày 3 lần. Nước sắc Dây thìa canh uống có mùi vị thơm ngon, dễ uống.
Có thể dùng kết hợp Dây thìa canh với cây Nở ngày đất (mỗi loại 100g sắc trong 2 lít nước) để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh Đái tháo đường (cây Nở ngày đất là loại thuốc quý mới được phát hiện và sử dụng ở Việt Nam, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh gout và hạ mỡ máu...).
Dây thìa canh rất an toàn, dễ sử dụng. Rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường sử dụng cây thuốc này đều đáp ứng rất tốt và chưa thấy có trường hợp nào gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Tiến sĩ - Lương Y: Phùng Tuấn Giang
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |