Có một cây thuốc quý giữa lòng Hà Nội

Một lần, khi đi qua nhà số 8 phố Chân Cầm - Hà Nội (tên cũ Lagisquet), tôi đã phát hiện ra một loài cây nhỏ xíu mọc ở đỉnh cột bên phải cổng sắt ra vào của toà nhà...

Oct 31, 2020 - 10:15
 0  30
Có một cây thuốc quý giữa lòng Hà Nội
Lá thông, Nụ thông, Dương xỉ trần, Tóc tiên. Tên khoa học: Psilobum triquetrum Sw

Ôi, lạ lùng thay! Đó lại là cây Psilotum nudum (L.) Griseb, họ Psilotaceae. tên Việt Nam là Khuyết lá thông (cây Răng dê lá thông), các tên khác: Lá thông, Nụ thông, Dương xỉ trần, Tóc tiên. Đó là một nguồn gen quý và rất độc đáo. Toàn cây ngâm rượu, uống chữa vết thương do đòn đánh, nôn ra máu. Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây được dùng để chữa vết thương do bị đánh đập hay ngã, chảy máu bên trong, đau do tê thấp, viêm dây thần kinh toạ, mất kinh nguyệt.

Vào đầu thế kỷ XIX, cây Psilotum đã được phân biệt với các chi khác. Năm 1917, người ta đã phát hiện ra nguyên tán của nó. Chỉ mới cách đây ba chục năm người ta mới coi nó như là nhóm thấp nhất của thực vật bậc cao và xếp vào trong một ngành riêng biệt chỉ gồm có 1 lớp, 1 họ và 2 chi. Chi Psilotum gồm 2 loài: Psilotum nudum (L.) Griseb, Psilobum triquetrum Sw.

Tìm hiểu cây: Cây dược liệu cây Quyết lá thông, Dương xỉ trần, Cây lá thông - Psilotum nudum (L.) Griseb

Khuyết lá thông là cây cỏ sống dai, mọc trên các cây khác, cao 20 - 60cm, không có rễ, chỉ có những rễ giả, bộ máy hấp thụ chỉ là những lông. Thân rễ dài, mọc bò. Cành mọc theo lối rẽ đôi, mọc đứng hay thõng uống, màu xanh lục. Cành nhỏ thiết diện tam giác, có lỗ khí dày màu trắng. Lá rất nhỏ do sự thoái hoá, dai. Có một lớp sừng, không có lỗ khí, ngoài mặt lồi lõm không đều. Bào tử hình cầu, cuống ngắn mọc ở kẽ các lá, có 3 ô, nứt dọc. Lá bào tử hình trứng, rộng, 2 lỗ. Tái sinh bằng bào tử và bằng thân rễ. Mọc trên thân cây gỗ to và trong các hốc đá ở độ cao 200 - 2000m trong rừng hay ở bìa rừng.

Ở Việt Nam, người ta có thể gặp cây này tại Lào Cai, Cao Bằng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…