Danh Sách 24 Vị Thuốc Đông y Theo Vần C: Tên, Tính Chất và Công Dụng
Khám phá sự phong phú của dược liệu Đông y với 24 vị thuốc theo vần C trong bài viết tổng hợp này. Từ Cam Thảo, với tác dụng làm dịu các bệnh về hô hấp và tiêu hóa, đến Cúc Hoa, nổi tiếng với khả năng cải thiện thị lực và làm dịu tinh thần, danh sách này cung cấp thông tin chi tiết về mỗi vị thuốc, bao gồm tên Latin, Pinyin, và các công dụng chính, giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị của chúng trong y học cổ truyền.
Nội dung chính
- Cam Thảo (Radix Glycyrrhizae)
- Cam Toại (Radix Kansui)
- Can Khương (Rhizoma Zingiberis)
- Can Tất (Resina Toxicodendri)
- Cảo Bản (Rhizoma et radix Ligustici Sinensís)
- Cao Lương Khương (Rhizoma Alpiniae Officinarum)
- Cáp Giới (Gecko)
- Cát Căn (Radix Puerariae)
- Cát Cánh (Radix Platycodi)
- Cát Sâm (Radix Millettiae Speciosae)
- Câu Đằng (Ramulus Uncariae cum Uncis)
- Câu Kỷ Tử (Fructus Lycii)
- Cẩu Tích (Rhizoma Cibotii)
- Chỉ Thực (Fructus Aurantii Immaturus)
- Chi Tử (Fructus Gardeniae)
- Chỉ Xác (Fructus Aurantii)
- Chu Sa (Cinnabaris)
- Cốc Nha (Fructus Oryzae Germinatus)
- Cốc Tinh Thảo (Eriocaulon sexangulare L)
- Côn Bố (Laminaria japonica)
- Cốt Toái Bổ (Rhizoma Drynariae)
- Cù Mạch (Herba Dianthi)
- Cúc Hoa (Flos Chrysanthemi)
- Cửu Tử (Semen Allii Tuberosi)
-
Cam Thảo (Radix Glycyrrhizae)
Vị thuốc Cam Thảo Cam Thảo (Radix Glycyrrhizae) 甘草
Vị thuốc: Cam Thảo
Tên khác: Cam Thảo Bắc
Tên Latin: Radix Glycyrrhizae
Tên Pinyin: Gancao
Tên tiếng Hoa: 甘草
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, phế và tâm
Hoạt chất: Triterpenoids, flavonoids
Dược năng: Có tác dụng giải độc đối với rất nhiều loại thuốc và độc tố, như Chloralhydrat, Physostigmin, Acetylcholin, Pilocarpin.
Tác dụng chỉ khái, hóa đàm: Tác dụng chỉ khái có quan hệ đến thần kinh trung ương, Cam thảo kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đàm.
Cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống rối loạn nhịp tim.Liều Dùng: 3 - 10g, tối đa 30g
Chủ trị:
- Chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, tâm khí hư, táo nhiệt thương tổn tân dịch, viêm họng, đinh nhọt sưng độc, trúng độc, điều hoà các vị thuốc.
- Chích cam thảo: bổ tỳ dưỡng vị, ích khí, nhuận phế, giảm hoKiêng kỵ:
- Cam thảo kỵ Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo
- Tỳ vị hư yếu, tích trệ không dùng. -
Cam Toại (Radix Kansui)
Vị thuốc Cam Toại Cam Toại (Radix Kansui) 甘遂
Vị thuốc: Cam Toại
Tên Latin: Radix Kansui
Tên Pinyin: Gansui
Tên tiếng Hoa: 甘遂
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, thận và đại trường
Hoạt chất: Euphorbone, kanzuiol, euphorbol, euphol, ingenol, 13-oxyingenol, kansuinine A, B
Dược năng: Tiêu thũng mạnh, thanh nhiệt, trừ đàm
Liều Dùng: 1 - 3g
Chủ trị:
- Trị thủy thũng, phù, trướng đầy, tích đờm, nước ở phổi, bụng dướiĐộc tính:
- Cam toại có độc tính cao. Không được dùng dài hạn. Dùng cẩn thận với sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Chỉ nên dùng trong những trường hợp thủy thũng nặng mà các vị khác không có tác dụng. - Các toa sử dụng Cam toại nên dùng chung với các vị bổ tỳ để bảo vệ tỳ khí.Kiêng kỵ:
- Tuyệt đối không dùng chung với Cam thảo. - Người có bao tử yếu, nên thêm Đại táo vào thang có Cam toại
- Phụ nữ có thai cấm dùng. -
Can Khương (Rhizoma Zingiberis)
Vị thuốc Can Khương Can Khương (Rhizoma Zingiberis) 干姜
Vị thuốc: Can Khương
Tên khác: Càn cương, gừng khô, hắc khương (gừng sao đen)
Tên Latin: Rhizoma Zingiberis
Tên Pinyin: Ganjiang
Tên tiếng Hoa: 干姜
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo KinhTính vị: Vị cay, tính nhiệt
Quy kinh: Vào kinh tâm, phế, tỳ, vịHoạt chất: Zingiberene, phellandrene, camphene, shogaol, gingerol, zingiberone, borneol, zingiberol, citrol
Dược năng: Ấm trung tiêu, ấm phổi, hồi dương, trừ hàn, tiêu đàm
Liều Dùng: 3 - 12g
Chủ trị:
- Hàn xâm nhập tỳ và vị biểu hiện như đau lạnh ở thượng vị và bụng, buồn nôn và tiêu chảy dùng Can khương + Ngô thù du và Bán hạ.
- Tỳ và vị yếu và hàn biểu hiện như đầy và chứng thượng vị và vùng bụng, buồn nôn, phân lỏng, kém ăn, mệt mỏi và mạch yếu, suy: Dùng Can khương + Bạch truật, Phục linh trong bài Lý Trung Hoàn.
- Dương suy biểu hiện như ra mồ hôi lạnh, các đầu chi lạnh, ra mồ hôi trộm, mạch chậm và yếu dùng Can khương, Phụ tử trong bài Tứ Nghịch Thang.
- Phế có đờm dạng hàn, biểu hiện như nghiến răng, hen, ho có đờm trong hoặc nhiều và cảm giác lạnh ở lưng phía trên dùng Can khương, Ma hoàng, Tế tân và Bán hạ trong bài Tiểu Thanh Long Thang.
Kiêng kỵ:
- Phụ nữ có thai dùng cẩn thận
- Dương thịnh âm suy, huyết nhiệt không dùng -
Can Tất (Resina Toxicodendri)
Vị thuốc Can Tất Can Tất (Resina Toxicodendri) 干漆
Vị thuốc: Can Tất
Tên Latin: Resina Toxicodendri
Tên Pinyin: Ganqi
Tên tiếng Hoa: 干漆
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo KinhTính vị: Vị cay, đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, vịHoạt chất: Laccase
Dược năng: Tán ứ huyết, tiêu ung, bài trùng
Liều Dùng: 0,06 - 0,1g
Chủ trị:
- Can tất có vị rất mạnh, khó uống nên thường được dùng trong thuốc hoàn hoặc thuốc tán, ít khi dùng để sắc.
- Trị kinh nguyệt không thông, phong hàn tê thấp và trùng tích.
Kiêng kỵ:
- Phụ nữ có thai không dùng
- Không có ứ huyết không nên dùng -
Cảo Bản (Rhizoma et radix Ligustici Sinensís)
Vị thuốc Cảo Bản Cảo Bản (Rhizoma et radix Ligustici Sinensís) 藁本
Vị thuốc: Cảo BảnTên Latin: Rhizoma et radix Ligustici Sinensís
Tên Pinyin: Gaoben
Tên tiếng Hoa: 藁本
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang
Hoạt chất: Chất tinh dầu có phenola Cảo bản, acid hữu cơ
Dược năng: Tán hàn giải cảm, trừ phong thấp, giảm đau
Liều Dùng: 3 - 12g
Chủ trị:
- Trị đau đầu: ( chủ yếu đau đỉnh đầu) do ngoại cảm phong hàn sợ lạnh, không có mồ hôi, hoặc do viêm mũi, viêm xoang ản hưởng đau đầu dùng Cảo bản thường phối hợp Xuyên khung, Bạch chỉ, Thương nhĩ tử.
- Kinh nguyệt không đều, bán thân bất toại (liệt nửa người), chân tay co quắp, dùng ngoài chữa ghẻ lở, chốc đầu, mẩn ngứa và làm sạch gầu ở đầu.
-
Cao Lương Khương (Rhizoma Alpiniae Officinarum)
Vị thuốc Cao Lương Khương Cao Lương Khương (Rhizoma Alpiniae Officinarum) 高良姜
Vị thuốc: Cao Lương Khương
Tên khác: Củ riềng
Tên Latin: Rhizoma Alpiniae Officinarum
Tên Pinyin: Gaoliangjiang
Tên tiếng Hoa: 高良姜
Tính vị: Vị cay, tính nhiệt
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Carineole, methyl cinnamate, eugenol, pinene, cadimene, galangin, kaempferide, kaempferol, quercetin, isorhamnetin, galangol
Dược năng: Ấm trung tiêu, giảm đau
Liều Dùng: 1 - 9g
Chủ trị:
Chủ trị đau bụng, nôn mửa, nấc cục, tiêu chảy do hàn ở trung tiêuKiêng kỵ:
Âm hư nội nhiệt không nên dùng -
Cáp Giới (Gecko)
Vị thuốc Cáp Giới Vị thuốc: Cáp Giới
Tên khác: Tắc kè, đại bích hổ, cáp giải
Tên Latin: Gecko
Tên Pinyin: Gejie
Tên tiếng Hoa: 蛤蚧
Tính vị: Vị mặn, tính bình
Quy kinh: Vào kinh phế, thận
Hoạt chất: Carnoside, carnitine, guanine, albumen, protein
Dược năng: Bổ phế, thận, ích khí, tráng dương, trị suy nhược cơ thể
Liều Dùng: 1 cặp (một con đực, một con cái)
Chủ trị:
Tắc kè là vị thuốc quí thường được dùng trong những toa rượu bổ trị chứng thận suy, bất lực, phong thấp nhức mỏi. Khi dùng phải dùng 1 đôi một đực một cái thì công hiệu mới tốt nhưng trên thực tế các tiệm thuốc thường bán 1 cặp là 2 con không phân biệt đực cái. Ngoài ra tắc kè còn là vị thuốc bổ phế, dùng để chữa các chứng ho lâu ngày không hết. Dược tính chính là ở đuôi tắc kè nên khi mua cần phải lựa con có đuôi to, không bị gãy, có nước da bóng mới tốt.
Tắc kè được dùng trong thuốc tán, sắc và thuốc rượu (thông dụng nhất).Độc tính:
Mắt và bàn chân tắc kè có chất độc, cần phải chặt bỏ đầu từ mắt trở lên và bốn bàn chân trước khi dùng. Tắc kè khô mua ơ tiệm thuốc thường đã được bỏ đầu và bàn chân.Kiêng kỵ:
- Ho do ngoại hàn hay nhiệt tà không dùng
- Người tu hành, ăn chay trường cấm dùng -
Cát Căn (Radix Puerariae)
Vị thuốc Cát Căn Vị thuốc: Cát Căn
Tên khác: Sắn dây
Tên Latin: Radix Puerariae
Tên Pinyin: Gegen
Tên tiếng Hoa: 葛根Tính vị: Vị ngọt, tính mát
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Puerarin, puerarin-xyloside, đaizein, diacetyl puerarin, đaizin, B-sitosterol, arachidic acid
Dược năng: Giải biểu, thanh nhiệt, trị khát
Liều Dùng: 6 - 12g
Chủ trị:
- Trị cảm mạo, hạ sốt, nhức đầu chóng mặt do nhiệt, khát nước, lỵ ra máu, sởi đậu mới phát.
- Chích Cát căn giúp thăng dương khí của tỳ vị, trị ăn không tiêu, đại tiện lỏng do thấp nhiệt tích tụ ở tiểu trường.
- Trị chứng hay khát nước do vị bị táo trong chứng tiêu khát
-
Cát Cánh (Radix Platycodi)
Vị thuốc Cát Cánh Vị thuốc: Cát Cánh
Tên Latin: Radix Platycodi
Tên Pinyin: Jiegeng
Tên tiếng Hoa: 桔梗
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo KinhTính vị: Vị đắng, cay, tính bình
Quy kinh: Vào kinh phế
Hoạt chất: Platycodigenin, amino acids, glucose, polygalacic acid
Dược năng: Thông phế, trừ đàm
Liều Dùng: 3 - 9g
Chủ trị:
- Chủ trị các chứng ho, viêm họng, ho có đàm, sổ mũi, nhức đầu do hàn hoăc phong hàn.
- Tức ngực, khó thở do đàm trở dùng Cát cánh với Qua lâu
- Làm tăng phế khí và phủ đại trường, dùng trị các chứng lỵ
Kiêng kỵ:
Ho do âm hư, ho ra máu không dùng -
Cát Sâm (Radix Millettiae Speciosae)
Vị thuốc Cát Sâm Vị thuốc: Cát Sâm
Tên khác: Nam sâm
Tên Latin: Radix Millettiae Speciosae
Tên Pinyin: Niudali
Tên tiếng Hoa: 牛大力Bộ phận dùng
Rễ củ (Radix Millettiae speciosae) phơi hay sấy khô. Có thể tẩm nước gừng hay nước mật, sao vàng.
Công dụng
Thuốc bổ mát, chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm, nhức đầu, khát nước, sốt về chiều, bí tiểu tiện.
-
Câu Đằng (Ramulus Uncariae cum Uncis)
Vị thuốc Câu Đằng Vị thuốc: Câu Đằng
Tên Latin: Ramulus Uncariae cum Uncis
Tên Pinyin: Gouteng
Tên tiếng Hoa: 钩藤
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh can và tâm bào
Hoạt chất: Rhynchophylin, Isorynchophyllin và các chất khác.
Dược năng: Trị cảm phong, kinh giản, làm cho ban sởi phát ra
Liều Dùng: 8 - 16g
Chủ trị:
- Can phong nội động do nhiệt thịnh biểu hiện sốt cao, co thắt và co giật: Câu đằng + Linh dương giác, Cúc hoa và Thạch cao.
- Can thận âm hư và can dương vượng hoặc nhiệt thịnh ở kinh Can biểu hiện hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, nhìn mờ và đau đầu: Câu đằng + Hạ khô thảo, Hoàng cầm, Thạch quyết minh và Cúc hoa.
- Dùng sắc thì sau khi thuốc gần tới mới cho Câu đằng vào, chừng 10 đến 15 phút là được.
Kiêng kỵ:
Không có phong nhiệt và thực hoả thì không nên dùng -
Câu Kỷ Tử (Fructus Lycii)
Vị thuốc Câu Kỷ Tử Vị thuốc: Câu Kỷ Tử
Tên khác: Kỷ tử, câu khởi, khởi tử
Tên Latin: Fructus Lycii
Tên Pinyin: Gouqizi
Tên tiếng Hoa: 枸杞子Tính vị: Vị ngọt, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận và phế
Hoạt chất: Vitamin A, B1, B2, C, cyandin, đường, anthocyanidinglucosde, chất béo, chất đạm.
Dược năng: Bổ can và thận, sinh tân, ích tinh, làm sáng mắt.
Liều Dùng: 6 - 18g
Chủ trị:
Can và thận âm hư biểu hiện hay chóng mặt, hoa mắt, thắt lưng đau, mỏi gối, ra hồ hôi ban đêm, tóc bạc sớm, khó thụ thai, di tinh, tiểu đường. Phế âm hư biểu hiện ho không đàm, ho ra máu.
- Mắt mờ: dùng câu kỷ tử ngâm rượu uống
- Hoa mắt chóng mặt, mắt khô, hay chảy nước mắt khi ra gió: dùng câu kỷ tử phối hợp với Cúc hoa và Thục địa hoàng trong bài Kỷ cúc địa hoàng hoàn.
- Đau lưng mỏi gối và di mộng tinh. Câu kỷ tử phối hợp với Cốt toái bổ, Đỗ trọng, Tục đoạn, và Tang ký sinh.
- Phế âm hư: Câu kỷ tử phối hợp với Mạch đông, Tri mẫu, Xuyên bối mẫu và Bách bộ.
Kiêng kỵ:
- Tỳ, Vị hư yếu, đi phân sống, tiêu chảy không nên dùng.
- Phụ nữ có thai không nên dùng. -
Cẩu Tích (Rhizoma Cibotii)
Vị thuốc Cẩu Tích Vị thuốc: Cẩu Tích
Tên khác: Kim Mao Cẩu Tích, Cu Ly, Nhung Nô, Xích Tiết
Tên Latin: Rhizoma Cibotii
Tên Pinyin: Gouji
Tên tiếng Hoa: 狗脊
Xuất xứ: Bản KinhTính vị: Vị đắng ngọt, tính ấm
Quy kinh: Vào kinh can và thận
Hoạt chất: Pterosin R, Onitin, Onitin-2-O-Beeta-D-Glucoside, Ptaquiloside, Pterosin Z
Dược năng: Bổ can thận, mạnh lưng gối, khư phong thấp, mạnh cột sống, thông kinh mạch
Liều Dùng: 4 - 9g
Chủ trị:
- Cẩu tích có thể thông huyết mạch, dưỡng can, thận, khư phong thấp, dùng trong trường hợp thắt lưng mỏi, khớp xương đau nhức do phong hàn thấp. Lông cẩu tích dùng ngoài có tác dụng chỉ huyết (cầm máu), sinh cơ.
- Cẩu tích dùng trị đau cột sống lưng rất thích hợp. Vị Đỗ trọng cũng trị đau lưng nhưng thiên về hai bên thăn lưng.
- Cẩu tích tính ôn và không táo, có thể dùng trong thang bổ thận âm để dẫn thuốc vào kinh lạc.
Kiêng kỵ:
- Thận hư nhiệt hoặc hư hàn không dùng
- Can hư hoặc có uất hỏa không dùng
- kỵ Sa thảo, Tỳ giải -
Chỉ Thực (Fructus Aurantii Immaturus)
Vị thuốc Chỉ Thực Vị thuốc: Chỉ Thực
Tên Latin: Fructus Aurantii Immaturus
Tên Pinyin: Zhishi
Tên tiếng Hoa: 枳實Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, đại trường
Hoạt chất: Neohesperidin, naringin, rhoifolin, lonicerin, vitamin C
Dược năng: Thông khí, giáng khí, trừ tích, trừ đàm
Liều Dùng: 3 - 9g
Chủ trị:
- Khó tiêu biểu hiện như chướng và đầy thượng vị, dạ dày và đau thắt lưng: Dùng Chỉ thực với Sơn tra, Mạch nha và Thần khúc.
- Đầy, chướng bụng, trung tiện và táo bón: Dùng Chỉ thực + Hậu phác và Đại hoàng.
- Tỳ và Vị kém trong việc vận hoá biểu hiện như đầy, chướng thượng vị và bụng sau khi ăn: Dùng Chỉ thực với Bạch truật trong bài Chỉ Truật Hoàn.
- Ứ thấp nhiệt ở ruột biểu hiện như lỵ, và đau bụng: Dùng Chỉ thực với Đại hoàng, Hoàng liên và Hoàng cầm trong bài Chỉ Thực Đạo Trệ Hoàn.
- Đàm đục phong bế lưu thông khí ở ngực biểu hiện như cảm giác tức và đau ngực, đầy thượng vị và buồn nôn: Dùng Chỉ thực với Giới bạch, Quế chi và Qua lâu trong bài Chỉ Thực Giới Bạch Quế Chi Thang.
- Sa tử cung, hậu môn và dạ dày: Dùng Chỉ thực với Bạch truật và Hoàng kỳ.
Kiêng kỵ:
- Phụ nữ có thai không dùng
- Khí suy, vị hàn không dùng -
Chi Tử (Fructus Gardeniae)
Vị thuốc Chi Tử Vị thuốc: Chi Tử
Tên khác: Sơn chi tử, Sơn chi
Tên Latin: Fructus Gardeniae
Tên Pinyin: Zhizi
Tên tiếng Hoa: 栀子Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, phế, vị, tam tiêu
Hoạt chất: Gardenin, crocin, crocetin, D-mannitol, sitosterol, gardenoside, geniposide, genipin-1-glucoside, genepin-1-B-D-gentiobioside, shanzhiside
Dược năng: Thanh thấp nhiệt, tả hỏa, thanh huyết, chỉ huyết, tán ứ, giảm sưng
Liều Dùng: 3 - 12g
Chủ trị:
- Tâm phiền, bứt rứt, hoàng đản, bệnh hệ tiết niệu, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, hư phiền không ngủ.
- Bệnh do sốt biểu hiện như sốt cao, kích thích, hoang tưởng và bất tỉnh: Dùng Chi tử, Đậu xị, Liên kiều và Hoàng cầm.
- Vàng da do sốt và tiểu ít dùng Chi tử, Nhân trần cao, Đại hoàng và Hoàng bá.
- Giãn mạch quá mức do nhiệt ở máu biểu hiện như nôn ra máu, chảy máu cam và tiểu ra máu dùng Chi tử, Bạch mao căn, Sinh địa hoàng và Hoàng cầm.
- Nhọt độc dùng Chi tử, Hoàng liên, Hoàng cầm và Kim ngân hoa.
Ghi chú:
- Dùng sống tả hoả
- Dùng sao chỉ huyếtKiêng kỵ:
Tỳ vị hàn, đại tiện lỏng không dùng -
Chỉ Xác (Fructus Aurantii)
Vị thuốc Chỉ Xác Vị thuốc: Chỉ Xác
Tên Latin: Fructus Aurantii
Tên Pinyin: Zhiqiao
Tên tiếng Hoa: 枳壳Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh đại trường, tỳ, vị
Hoạt chất: Neohesperidin, naringin, rhoifolin, lonicerin, vitamin C
Dược năng: Tán ứ, hành khí, lý khí, giáng khí, hóa đàm
Liều Dùng: 3 - 9g
Chủ trị:
Trị ăn không tiêu, cam tích, đầy hơi, ợ hơi. Dùng để xổ các thức ăn không tiêu, ứ đọng trong đường ruột. Dùng với các vị bổ khí có thể chữa sa nội tạng.
Trị đàm trọc ngăn trở, tức ngực do khí không thông
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không nên dùng
-
Chu Sa (Cinnabaris)
Vị thuốc Chu Sa Vị thuốc: Chu Sa
Tên khác: Châu sa, Thần sa, Châu thần, Thạch tín
Tên Latin: Cinnabaris
Tên Pinyin: Zhusha
Tên tiếng Hoa: 朱砂Tính vị: Vị ngọt, tính mát
Quy kinh: Vào kinh tâm
Hoạt chất: Mercuric sulfide, phosphates
Dược năng: Dưỡng tâm, an thần, thanh nhiệt, trừ đàm
Liều Dùng: 0,3 - 2,5g
Chủ trị:
Chủ trị chứng mất ngủ, hay hồi hộp, lo lắng
- Thanh nhiệt, chữa lở miệng do nóng nhiệt
- Giải độc do rắn cắn
- Thanh nhiệt trừ đàm do phế nhiệt
Độc tính:
Chu sa là chất muối Thủy ngân, thường dùng trong thuốc hoàn, tán, hoặc chưng cách thủy. Không nên dùng trong thuốc sắc vì nhiệt độ cao có thể làm giải phóng chất Thủy ngân gây nhiễm độcKiêng kỵ:
- Không nên dùng quá liều hoặc dùng lâu dài -
Cốc Nha (Fructus Oryzae Germinatus)
Vị thuốc Cốc Nha Vị thuốc: Cốc Nha
Tên Latin: Fructus Oryzae Germinatus
Tên Pinyin: Guya
Tên tiếng Hoa: 谷芽Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Amylase, vitamin B1
Dược năng: Tiêu thực, kiện vị
Liều Dùng: 9 - 15g
Chủ trị:
- Trị bệnh suy sinh tố B1 (beriberi), ăn không tiêu, biếng ăn, bao tử không tiêu hóa được chất bột.
- Làm giảm sữa, dùng cho các bà mẹ khi muốn ngưng cho con bú (dứt sữa) để bầu sữa đỡ bị căng tức.
Kiêng kỵ:
Đang cho con bú không dùng -
Cốc Tinh Thảo (Eriocaulon sexangulare L)
Vị thuốc Cốc Tinh Thảo Vị thuốc: Cốc Tinh Thảo
Tên khác: Lưu tinh thảo
Tên Latin: Eriocaulon sexangulare L
Tên Pinyin: Gujingcao
Tên tiếng Hoa: 谷精草Tính vị: Vị ngọt, cay, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can
Dược năng: Sơ tán phong nhiệt, sáng mắt tan màng mộng
Liều Dùng: 8 - 30g
Chủ trị:
- Trị mắt có màng mộng (mục ế), viêm kết mạc, nhức răng, cảm mạo phong nhiệt.
- Trị nhức đầu, đau vùng mi mắt, thiên đầu thống: Cốc tinh thảo 6g, Địa long 9g, Nhũ hương 3g, tán bột mỗi lần dùng nửa chỉ đốt cháy vào ống ngức bên nào ngửi bên lỗi mũi ấy (Thánh Tế Tổng Lục).
- Trị nhức đầu một bên hoặc chíng giữa đầu: Cốc tinh thảo 30g tán bột hồ với bột miến trắng Phết lên giấy dán vào chỗ đau, khô thay miếng khác (Tập Nghiệm Phương). Lại dùng Cốc tinh thảo tán bột, Đồng lục mỗi thứ 3g, Tiêu thạch nửa phân tùy theo đau bên phải hoặc trái mà thổi vào mũi (Thánh Tế Tổng Lục).
- Trị chảy máu cam không cầm: Cốc tinh thảo tán bột uống với nước miến sắc lần 6g (Thánh Huệ Phương).
- Trị mắt có màng mộng, dùng Cốc tinh thảo, Phòng phong, 2 vị bằng nhau tán bột uống với nước cơm (Minh Mục Phương).
- Trị mắt kéo màng sau khi đậu mùa, lèm nhèm nước mắt sống chảy rít rát khó chịu, lâu ngày không bớt, dùng Cốc tinh thảo tán bột bỏ vào trong gan heo nấu ăn, bài khác gia Cáp phấn 2 vị bằng nhau bỏ trong gan heo nấu ăn hàng ngày (Thiệu Chân Nhân, Tế Chúng Phương).
- Trị trẻ nhỏ bị quáng gà, dùng phổi dê đã thiến rồi 1 cặp đừng rửa nước lấy dao tre xẻ bỏ vào một nắm Cốc tinh thảo vào nồi sành nấu chín ăn hằng ngày. Có thể nướng sao tán làm viên bằng hạt đậu xanh, lần uống 3 viên với nước trà (Vệ Sinh Gia Bảo).
- Trị trẻ nhỏ bị trúng nắng, trên mửa dưới ỉa, khát nước bồn chồn khí chịu, dùng Cốc tinh thảo đốt tồn tính, xong hạ khử thổ cho người mới tán bột, uống với nước cơm nguội lần nửa chỉ (Bảo Ấu Đại Toàn).
- Cốc tinh thảo kết hợp với Quyết minh tử, Mộc tặc thảo, Cam cúc-hoa, Mật mông hoa, Sinh địa-hoàng chuyên trừ bệnh màng mộng ở mắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Trị màng mộng trong mắt: Cốc tinh thảo, Phòng phong, mỗi thứ 9g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
- Trị trẻ nhỏ bị cam tích, nhìn không rõ, mắt đỏ sợ ánh sáng: Cốc tinh thảo 1-60g, gan heo 60g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
- Trị mắt đỏ, mắt có màng mộng, nhức nửa đầu, đau răng do phong hỏa: Cốc tinh thảo 9g, Long đởm 6g, Sinh địa 12g, Xích thược 9g, Hồng hoa 3g, ngưu bàng tử 9g, Kinh giới 6g, Phục lonh 9g, Mộc thông 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống (Cốc Tinh Long Đởm Tán ¿ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
- Trị lợi răng sưng đau: Cốc tinh thảo 15g-30g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
-
Côn Bố (Laminaria japonica)
Vị thuốc Côn Bố Vị thuốc: Côn Bố
Tên Latin: Laminaria japonica
Tên Pinyin: Kunbu
Tên tiếng Hoa: 昆布Tính vị: Vị mặn tính hàn
Quy kinh: Vào kinh thận, can, vị
Hoạt chất: Laminine, iodine, iron, calcium, vitamin C, potassium, alginic acid
Dược năng: Tán ứ, giảm sưng, trừ đàm, lợi tiểu
Liều Dùng: 5 - 15g
Chủ trị:
- Trừ đàm, giảm sưng trị các chứng sưng viêm ở ngực và cổ do đàm.
- Chủ trị các chứng loa lịch, cước khí phù thũng, thủy thũng.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn dùng với sự chỉ định của thầy thuốc. -
Cốt Toái Bổ (Rhizoma Drynariae)
Vị thuốc Cốt Toái Bổ Vị thuốc: Cốt Toái Bổ
Tên Latin: Rhizoma Drynariae
Tên Pinyin: Gusuibu
Tên tiếng Hoa: 骨碎补Tính vị: Vị đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Naringin, naringenin, fern-7-ene
Dược năng: Bổ thận dương, kiện gân cốt, mọc tóc
Liều Dùng: 6 - 18g
Chủ trị:
- Chữa bong gân, gẫy xương, chân tay mỏi, tê liệt. Trị các chứng thận thấp, đau nhức gân, xương.
- Thận suy biểu hiện như đau lưng dưới, yếu chân, ù tai, điếc hoặc đau răng: Dùng Cốt toái bổ với Bổ cốt chi, Ngưu tất và Hồ đào nhân để trị đau lưng dưới và yếu chân. Cũng có thể dùng Cốt toái bổ với Sinh địa hoàng và Sơn thù du để trị ù tai, điếc và đau răng.
- Sưng và đau do chấn thương ngoài: Dùng phối Cốt toái bổ với Hổ cốt, Qui bản và Một dược.
Kiêng kỵ:
Âm hư, huyết hư không nên dùng -
Cù Mạch (Herba Dianthi)
Vị thuốc Cù Mạch Vị thuốc: Cù Mạch
Tên Latin: Herba Dianthi
Tên Pinyin: Qumai
Tên tiếng Hoa: 瞿麦
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo KinhTính vị: Vị đắng tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, bàng quang và tiểu trường
Hoạt chất: Eugenol, phenyethylalcohol, methyllsalicylate, homorientin, dianthus saponin, gyposgenin
Dược năng: Lợi tiểu, hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt
Liều Dùng: 5 - 10g
Chủ trị:
Bệnh lâm lậu, tiểu tiện không thông, kinh nguyệt không đều, ung nhọt sưng tấy, tán ứ huyết.Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai cấm dùng -
Cúc Hoa (Flos Chrysanthemi)
Vị thuốc Cúc Hoa Vị thuốc: Cúc Hoa
Tên khác: Cam cúc hoa, bạch cúc hoa
Tên Latin: Flos Chrysanthemi
Tên Pinyin: Juhua
Tên tiếng Hoa: 菊花
Xuất xứ: Bản KinhTính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, can, thận
Hoạt chất: Borneol, Camphor, Chrysanthenone, Lutein-7-Rhamnoglucoside, Cosmoiin, Apigenin-7-O-Glucoside
Dược năng: Thanh tán phong nhiệt, bình can, minh mục, thanh nhiệt, giải độc.
Liều Dùng: 4 - 15g
Chủ trị:
Trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt do phong nhiệt ở can gây nên, nặng một bên đầu.
- Trị chóng mặt, uống lâu làm đẹp da, chống lão hóa: Bạch cúc chọn vào ngày 9-9 (âm lịch), lấy hoa 2 cân, Phục linh một cân, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu nóng, ngày 3 lần (Thái Thanh Kinh Bảo phương).
- Trị đầu đau do phong nhiệt: Cúc hoa, Thạch cao, Xuyên khung, đều 12g. tán bột. Mỗi lần uống 6g với nước trà.
- Điều trị huyết áp cao: Nước sắc Cúc hoa cho 46 người bệnh huyết áp cao hoặc bệnh xơ mỡ động mạch. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ các chứng đầu đau, chóng mặt, mất ngủ có cải thiện, 35 người trở lại huyết áp bình thường. Trên 10-30 ngày sau những triệu chứng còn lại tiến triển tốt(Chinese Hebral Medicine).
Kiêng kỵ:
Khí hư, tỳ vị hàn, tiêu chảy không dùng -
Cửu Tử (Semen Allii Tuberosi)
Vị thuốc Cửu Tử Vị thuốc: Cửu Tử
Tên Latin: Semen Allii Tuberosi
Tên Pinyin: Jiucaizi
Tên tiếng Hoa: 韭菜子Tính vị: Vị cay, ngọt, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Dược năng: Bổ thận dương, cố tân, ấm vị, chống nôn
Liều Dùng: 3 - 9g
Chủ trị:
- Trị đau lưng, mỏi gối, di tinh, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ.
- Làm ấm bao tử, trị nôn mửa do lạnh bụng
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |