Giới Thiệu 15 Vị Thuốc Đông y Bắt Đầu Bằng Chữ X: Tên, Tác Dụng và Ứng Dụng

Khám phá 15 vị thuốc Đông y quý giá trong danh sách vần X. Từ Xạ Can, được biết đến với khả năng điều trị các bệnh về hô hấp, đến Xuyên Tâm Liên, nổi tiếng với hiệu quả trong việc cải thiện hệ miễn dịch và chống viêm, bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về mỗi vị thuốc bao gồm tên Latin, Pinyin, và tác dụng chính. Đây là nguồn tài nguyên hữu ích cho những ai quan tâm đến y học cổ truyền và các phương pháp tự nhiên để cải thiện sức khỏe.

May 7, 2024 - 16:02
May 7, 2024 - 16:39
 0  11
Giới Thiệu 15 Vị Thuốc Đông y Bắt Đầu Bằng Chữ X: Tên, Tác Dụng và Ứng Dụng
Danh Sách 15 Vị Thuốc Đông y Quan Trọng Theo Vần X và Công Dụng Của Chúng
  • Xạ Can (Rhizoma Belamcandae)

    Xạ Can (Rhizoma Belamcandae)
    Vị thuốc Xạ Can

    Vị thuốc: Xạ Can
    Tên Latin: Rhizoma Belamcandae
    Tên Pinyin: Shegan
    Tên tiếng Hoa: 射干

    Tính vị: Vị đắng, tính hàn

    Quy kinh: Vào kinh phế

    Hoạt chất: Belamcandin, iridin, tectoridin, tectorigenin

    Dược năng: Thanh nhiệt giải độc, thanh phế, tiêu đàm

    Liều Dùng: 1,5 - 9g

    Chủ trị:
    - Trị đau, viêm họng do nhiệt
    - Có tính tiêu đàm mạnh, có thể dùng chung với vị có tính ấm để tiêu đàm do hàn

    Kiêng kỵ:
    - Tỳ vị hàn, tiêu chảy không dùng
    - Phụ nữ có thai không dùng

  • Xạ Hương (Moschus)

    Xạ Hương (Moschus)
    Vị thuốc Xạ Hương

    Vị thuốc: Xạ Hương
    Tên Latin: Moschus
    Tên Pinyin: Shexiang
    Tên tiếng Hoa: 麝香

    Tính vị: Vị hăng, thơm, tính ôn

    Quy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳ

    Hoạt chất: Muscone, normuscone

    Dược năng: Thông khiếu mạnh, thông kinh lạc

    Liều Dùng: 0,06 - 0,15g

    Chủ trị:
    - Thông khiếu mạnh, định thần, thông kinh lạc, trừ đàm, trị trúng phong, động kinh, bất tỉnh nhân sự do nhiệt độc dùng Xạ hương với Tê giác, Ngưu hoàng
    - Giảm đau, hoạt huyết, tán ứ, tiêu nhọt độc dùng Xạ hương với Ngưu hoàng, Trân trâu mẫu, Hùng hoàng.

    Kiêng kỵ:
    - Phụ nữ có thai cấm dùng.
    - Xạ hương kỵ tỏi

  • Xà Thoái (Periostracum Serpentis)

    Xà Thoái (Periostracum Serpentis)
    Vị thuốc Xà Thoái

    Vị thuốc: Xà Thoái
    Tên khác: Da rắn đã lột xác
    Tên Latin: Periostracum Serpentis
    Tên Pinyin: Shetui
    Tên tiếng Hoa: 蛇蜕

    Tính vị: Vị ngọt, mặn, tính bình

    Quy kinh: Vào kinh can

    Hoạt chất: Collagen

    Dược năng: Khu phong, làm trong mắt

    Liều Dùng: 1,5 - 3g

    Chủ trị:
    - Trừ phong ngứa, ban sởi, co giật, kinh phong
    - Làm sáng mắt, trị mắt mờ, lúc nào cũng cảm thấy như có vật gì lơ lửng trong mắt

    Kiêng kỵ:
    Phụ nữ có thai không dùng

  • Xa Tiền Thảo (Herba Plantaginis)

    Xa Tiền Thảo (Herba Plantaginis)
    Vị thuốc Xa Tiền Thảo

    Vị thuốc: Xa Tiền Thảo
    Tên khác: Lá mã đề
    Tên Latin: Herba Plantaginis
    Tên Pinyin: Cheqiancao
    Tên tiếng Hoa: 车前草
    Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh

    Tính vị: Vị ngọt, tính hàn

    Quy kinh: Vào kinh can, phế, thận, bàng quang

    Dược năng: Thanh nhiệt

    Liều Dùng: 4 - 10g

    Chủ trị:
    Có tác dụng thanh nhiệt mạnh hơn Xa tiền tử nhưng tác dụng lợi tiểu thì không bằng

    Kiêng kỵ:
    - Phụ nữ có thai không dùng
    - Âm thịnh dương suy không nên dùng

  • Xa Tiền Tử (Semen Plantaginis)

    Xa Tiền Tử (Semen Plantaginis)
    Vị thuốc Xa Tiền Tử

    Vị thuốc: Xa Tiền Tử
    Tên khác: Hạt mã đề
    Tên Latin: Semen Plantaginis
    Tên Pinyin: Cheqianzi
    Tên tiếng Hoa: 车前子
    Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh

    Tính vị: Vị ngọt, tính hàn

    Quy kinh: Vào kinh phế, thận, can, bàng quang

    Hoạt chất: Plantasan, plantago-mucilage A, plantenolic acid, palmitic acid, arachidic acid, succinic acid, adenine, cholic acid, stearic acid, oleic acid, linoleic acid, linolenic acid

    Dược năng: Thanh nhiệt, lợi thủy, trừ đàm, giảm ho

    Liều Dùng: 4 - 9g

    Chủ trị:

    - Trị tiểu khó, tiểu sẻn do thấp nhiệt, làm lợi tiểu
    - Trị cay mắt, mờ mắt, khô mắt do can nhiệt
    - Thanh phế nhiệt, trị ho có đàm
    - Thanh nhiệt giải độc dùng lá, thanh nhiệt lợi tiểu dùng hạt

    Kiêng kỵ:
    - Phụ nữ có thai không dùng

  • Xà Xàng Tử (Fructus Cnidii)

    Xà Xàng Tử (Fructus Cnidii)
    Vị thuốc Xà Xàng Tử

    Vị thuốc: Xà Xàng Tử
    Tên Latin: Fructus Cnidii
    Tên Pinyin: Shechuangzi
    Tên tiếng Hoa: 蛇床子

    Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn

    Quy kinh: Vào kinh thận ,tam tieu

    Hoạt chất: Tinh dầu 1,3%, Oston, chất dầu 92,6%

    Dược năng: Tráng dương, ôn Thận, trừ phong, táo thấp, sát trùng

    Liều Dùng: 3 - 9g uống, 15 - 30g dùng ngoài

    Chủ trị:

    - Trị liệt dương, âm hộ ngứa, viêm, lở

    - Thận dương suy biểu hiện bất lực và vô sinh dùng Xà xàng tử với Ngũ vị tử, Thỏ ti tử.

    - Nhiễm Trichomonas âm đạo dùng nước sắc Xà xàng tử rửa.

  • Xích Thược (Radix Paeoniae Rubra)

    Xích Thược (Radix Paeoniae Rubra)
    Vị thuốc Xích Thược

    Vị thuốc: Xích Thược
    Tên Latin: Radix Paeoniae Rubra
    Tên Pinyin: Chishaoyao
    Tên tiếng Hoa: 赤芍

    Tính vị: Vị chua, đắng, tính hơi hàn

    Quy kinh: Vào kinh can, tỳ

    Hoạt chất: Paeoniflorin, tannin

    Dược năng: Tả thực nhiệt ở can, thanh thấp nhiệt, thanh huyết, tán ứ

    Liều Dùng: 4 - 9g

    Chủ trị:

    - Dùng sống: thanh nhiệt, hành huyết. Tẩm rượu sao: thổ huyết, đổ máu cam. Tẩm giấm sao: trị kinh bế, đau bụng.

    - Các bệnh có sốt trong đó nhiệt tà ngoại sinh xâm nhập phần dinh và huyết biểu hiện phát ban, nôn máu, chảy máu cam, chất lưỡi đỏ thẫm: Xích thược phối hợp với Sinh địa hoàng và Mẫu đơn bì.

    - Huyết ứ biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, viêm cấp có sưng nóng đỏ đau do ngoại thương: Xích thược phối hợp với Xuyên khung, Ðương qui, Ðào nhân và Hồng hoa.

    - Mụn nhọt: Xích thược phối hợp với Kim ngân hoa và Liên kiều.

    Kiêng kỵ:
    Huyết hư, không có ứ huyết không dùng

  • Xuân Bì (Cortex Ailanthi)

    Xuân Bì (Cortex Ailanthi)
    Vị thuốc Xuân Bì

    Vị thuốc: Xuân Bì
    Tên Latin: Cortex Ailanthi
    Tên Pinyin: Chunpi
    Tên tiếng Hoa: 椿皮

    Tính vị: Vị đắng, hăng, tính hàn

    Quy kinh: Vào kinh vị, đại trường

    Hoạt chất: Mersosin, tannin, ailanthone, amarolide, quassin

    Dược năng: Thanh nhiệt, táo thấp, sáp trường, bài trùng

    Liều Dùng: 3 - 15g

    Chủ trị:

    - Trị tiêu chảy, đại tiện có máu do thấp nhiệt

    - Bài trùng, sổ lãi

    Kiêng kỵ:

    Tỳ vị hàn, thận âm suy không dùng

  • Xuyên Bối Mẫu (Bulbus Fritillariae Unibracteatae)

    Xuyên Bối Mẫu (Bulbus Fritillariae Unibracteatae)
    Vị thuốc Xuyên Bối Mẫu

    Vị thuốc: Xuyên Bối Mẫu
    Tên khác: Bối mẫu
    Tên Latin: Bulbus Fritillariae Unibracteatae
    Tên Pinyin: Chuanbeimu
    Tên tiếng Hoa: 川贝母
    Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh

    Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính hơi hàn

    Quy kinh: Vào kinh phế, tâm

    Hoạt chất: Chinpeimine, fritiminine, beilupeimine, sonpeimine, fritimine, verticine

    Dược năng: Nhuận phế, trừ đàm, giảm ho, thanh nhiệt tán kết.

    Liều Dùng: 3 - 12g

    Chủ trị:

    Ho lâu ngày do Phế hư biểu hiện ho khan và khô Họng. Xuyên bối mẫu hợp với Mạch đông và Sa sâm.

    Ho do đơm nhiệt biểu hiện khạc đờm vàng đặc: Xuyên bối mẫu hợp với Tri mẫu, Hoàng cầm, và Qua lâu.

    Ho do phong nhiệt: Xuyên bối mẫu hợp với Tang diệp, Tiền hồ và Hạnh nhân.

    Tràng nhạc: Xuyên bối mẫu hợp với Huyền sâm và Mẫu lệ.

    Viêm vú: Xuyên bối mẫu hợp với Bồ công anh và Liên kiều.

    Áp xe phổi: Xuyên bối mẫu hợp với Ngư tinh thảo và Ý dĩ nhân.

    Kiêng kỵ:

    Xuyên bối mẫu kỵ Ô đầu, Tần giao

  • Xuyên Khung (Rhizoma Chuanxiong)

    Xuyên Khung (Rhizoma Chuanxiong)
    Vị thuốc Xuyên Khung

    Vị thuốc: Xuyên Khung
    Tên khác: Khung cung, Khung cùng
    Tên Latin: Rhizoma Chuanxiong
    Tên Pinyin: chuanxiong
    Tên tiếng Hoa: 川芎

    Tính vị: Vị cay, tính ôn

    Quy kinh: Vào kinh can, đởm, tâm bào

    Hoạt chất: Tetramethylpyrazine, perlolyrine, ferulic acid, chrysophanol, sedanoic acid, 4-hydroxy-3-brtyphthalide

    Dược năng: Hoạt huyết, khu phong, chỉ thống

    Liều Dùng: 3 - 9g

    Chủ trị:
    - Dùng sống: tán ứ, trừ phong thấp, kinh bế. Sao thơm: bổ huyết, hành huyết, tán ứ. Tẩm sao: trị đau đầu, chóng mặt.

    - Rối loạn kinh nguyệt, ít kinh và vô kinh: Dùng xuyên khung với Đương qui, Xích thược, Hương phụ và Ích mẫu thảo.

    - Khó sanh: Dùng Xuyên khung với Ngưu tất, Quy bản.

    - Đau bụng sau khi sanh do ứ huyết dùng Xuyên khung với Ích mẫu thảo, Đào nhân và Hồng hoa.

    - Đau hạ sườn khí trệ dùng Xuyên khung với Sài hồ, Hương phụ và Uất kim

    - Tê cứng chân tay dùng Xuyên khung với Xích thược, Địa long và Kê huyết đằng.

    - Đau đầu do phong hàn: Dùng Xuyên khung với Bạch chỉ và Tế tân trong bài Xuyên Khung Trà Điều Tán

    - Đau đầu do phong nhiệt: Dùng Xuyên khung với Cúc hoa, Thạch cao và Bạch cương tàm trong bài Xuyên Khung Tán.

    - Đau đầu do phong thấp: Dùng Xuyên khung với Khương hoạt, Cảo bản và Phòng phong trong bài Khương Hoạt Thắng Thấp Thang

    - Đau đầu do ứ huyết: Dùng Xuyên khung kết hợp với Xích thược, Đan sâm và Hồng hoa

    - Đau đầu do thiếu máu: Dùng Xuyên khung với Đương qui và Bạch thược.

    - Hội chứng phong thấp ngưng trệ (đau các khớp): dùng Xuyên khung với Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, và Tang chi.

    Độc tính:

    Dùng quá liều có thể gây ói mửa, chóng mặt

    Kiêng kỵ:

    - Theo một số tài liệu cổ, Xuyên khung phản tác dụng của Hoàng kỳ, Hoàng liên, Hoạt thạch, Sơn thù du
    - Xuyên khung kỵ Lê lô
    - Âm hư nội nhiệt không dùng, nhức đầu do can hỏa vượng không dùng

  • Xuyên Luyện Tử (Fructus Toosendan)

    Xuyên Luyện Tử (Fructus Toosendan)
    Vị thuốc Xuyên Luyện Tử

    Vị thuốc: Xuyên Luyện Tử
    Tên khác: Quả xoan, quả nhỏ gọi là Kim linh tử
    Tên Latin: Fructus Toosendan
    Tên Pinyin: Chuanlianzi
    Tên tiếng Hoa: 川楝子
    Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh

    Tính vị: Vị đắng tính hàn

    Quy kinh: Vào kinh can, vị, tiểu trường, bàng quang

    Hoạt chất: Toosendanin, Melianone, melianol, melianediol, azadirachtin

    Dược năng: Hành khí, chỉ thống, bài trùng, trừ nấm, thanh nhiệt

    Liều Dùng: 3 - 10g

    Chủ trị:
    - Can khí ứ trệ, bụng trướng đau, mặt đỏ, mắt đỏ dùng Xuyên luyện tử với Diên hồ sách, Hương phụ

    - Trị đau dạ dày, khoang bụng trướng, đau bụng giun, viêm gan, sán thống, đau bụng kinh, bệnh giun đũa, sốt nóng hôn mê đau tim, đau sườn. Vỏ được dùng trị ghẻ lở, nấm ngoài da, bệnh mày đay.

  • Xuyên Ngưu Tất (Radix Cyathulae)

    Xuyên Ngưu Tất (Radix Cyathulae)
    Vị thuốc Xuyên Ngưu Tất

    Vị thuốc: Xuyên Ngưu Tất
    Tên Latin: Radix Cyathulae
    Tên Pinyin: Chuanniuxi
    Tên tiếng Hoa: 川牛膝

    Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính bình

    Quy kinh: Vào kinh can, thận

    Dược năng: Khu phong, táo thấp, thông kinh, hoạt huyết, tán ứ

    Liều Dùng: 4 - 9g

    Chủ trị:

    - Trị các chứng đau lưng do phong thấp, tiểu buốt, nước tiểu có máu

    - Giảm đau, giảm sưng

    - Xuyên ngưu tất có dược tính tương tự như Ngưu tất và có thể dùng để thay Ngưu tất

    Kiêng kỵ:

    - Phụ nữ có thai không dùng
    - Phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều không dùng

  • Xuyên Sơn Giáp (Squama manitis)

    Xuyên Sơn Giáp (Squama manitis)
    Vị thuốc Xuyên Sơn Giáp

    Vị thuốc: Xuyên Sơn Giáp
    Tên Latin: Squama manitis
    Tên Pinyin: Chuanshanjia
    Tên tiếng Hoa: 穿山甲

    Tính vị: Vị mặn, tính mát

    Quy kinh: Vào kinh can, vị

    Dược năng: Phá ứ huyết, thông kinh lạc, khử phong thấp, tiêu ung, bài nùng, lợi sữa

    Liều Dùng: 3 - 9g

    Chủ trị:
    Dùng chữa các chứng bệnh phong hàn, tê thấp, đau nhức khớp xương, tắc tia sữa, mụn nhọt sưng tấy, đậu không mọc được.

    Kiêng kỵ:
    - Phụ nữ có thai không dùng
    - Người suy nhược không dùng
    - Ung nhọt đã phá miệng không dùng

  • Xuyên Tâm Liên (Herba Andrographis)

    Xuyên Tâm Liên (Herba Andrographis)
    Vị thuốc Xuyên Tâm Liên

    Vị thuốc: Xuyên Tâm Liên
    Tên khác: Nhất kiến hỷ
    Tên Latin: Herba Andrographis
    Tên Pinyin: Chuanxinlian
    Tên tiếng Hoa: 穿心莲

    Tính vị: Vị đắng, tính hàn

    Quy kinh: Vào kinh phế, đại trường, tiểu trường, vị

    Hoạt chất: Andrographolide, neo-andrographolide, 14-deoxyandrographolide, 14-deoxy-11-oxoandrographolide

    Dược năng: Thanh nhiệt, táo thấp, giải nhiệt độc

    Liều Dùng: 9 - 15g

    Chủ trị:
    - Trị các chứng hỏa vượng, viêm họng dùng với Kim ngân hoa, Cát cánh

    - Thanh phế nhiệt, tiểu buốt, trị các bệnh ở da như chàm, ban, sởi do nhiệt

    - Bị rắn cắn dùng Xuyên tâm liên đắp ngoài

    Kiêng kỵ:
    - Dùng dài hạn có thể ảnh hưởng đến vị khí. Khi dùng cần thêm các vị thuốc dưỡng vị để tránh tổn thương đến vị.

  • Xuyên Tiêu (Fructus Zanthoxyli)

    Xuyên Tiêu (Fructus Zanthoxyli)
    Vị thuốc Xuyên Tiêu

    Vị thuốc: Xuyên Tiêu
    Tên khác: Thục tiêu (shujiao), Hoa tiêu (huajiao), Ba tiêu, Hồng tiêu, Hoa tiêu thích, Sơn hồ tiêu thích, Sưng, Hoàng lực, Dã hoa tiêu, Lưỡng diện châm, Lưỡng phù châm
    Tên Latin: Fructus Zanthoxyli
    Tên Pinyin: Chuanjiao
    Tên tiếng Hoa: 花椒

    Tính vị: Vị cay, tính nhiệt

    Quy kinh: Vào kinh thận, tỳ, vị

    Hoạt chất: Oils, geraniol, limonene, cumic alchohol

    Dược năng: Ấm trung tiêu, tán hàn, chỉ thống, bài trùng

    Liều Dùng: 1,5 - 6g

    Chủ trị:

    - Trị các chứng đau bụng, lạnh bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy do tỳ vị hàn

    - Trị giun, sán lãi

    Kiêng kỵ:

    - Âm hư nội nhiệt không dùng
    - Phụ nữ có thai không dùng
    - Xuyên tiêu kỵ Khoản đông hoa, Hắc phụ tử, Phòng phong, Qua lâu