Thương Nhĩ Tử (Fructus Xanthii): Vị Thuốc Khu Phong, Táo Thấp và Thông Khiếu Hiệu Quả

Thương Nhĩ Tử, còn gọi là Ké Đầu Ngựa, là vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, quy vào kinh phế. Với các hoạt chất như xanthostrumarim, resin, alkaloids, ceryl alcohol và vitamin C, Thương Nhĩ Tử có tác dụng khu phong, táo thấp, thông khiếu. Thường được sử dụng để trị sưng đau, ngứa ngoài da, nhức đầu, sổ mũi. Liều dùng 3-9g, tránh dùng quá liều và dài hạn do có tính độc nhẹ.

May 31, 2024 - 18:32
 0  34
Thương Nhĩ Tử (Fructus Xanthii): Vị Thuốc Khu Phong, Táo Thấp và Thông Khiếu Hiệu Quả
Thương Nhĩ Tử (Fructus Xanthii) 苍耳子
  • Vị thuốc Thương Nhĩ Tử (Fructus Xanthii)

    Vị thuốc Thương Nhĩ Tử (Fructus Xanthii)
    Vị thuốc Thương Nhĩ Tử

    Vị thuốc: Thương Nhĩ Tử

    Tên khác: Ké đầu ngựa

    Tên Latin: Fructus Xanthii

    Tên Pinyin: Cangerzi

    Tên tiếng Hoa: 苍耳子

    Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn

    Quy kinh: Vào kinh phế

    Hoạt chất: Xanthostrumarim, resin, alkaloids, ceryl alcohol, sitosterol, vitamin C

    Dược năng: Khu phong, táo thấp, thông khiếu

    Liều Dùng: 3 - 9g

    Chủ trị:

    - Trị các chứng sưng đau, ngứa ngoài da dùng chung với Kim ngân hoa, Ngưu bàng tử

    - Trị nhức đầu, sổ mũi, nhức đầu đau lan xuống gáy và vai: dùng Thương nhĩ tử với Tân di

    Độc tính:

    Thường dùng trong thuốc sắc. Tính hơi độc nếu dùng trong thuốc tán, tránh dùng quá liều và dùng dài hạn có thể gây buồn nôn, ói mửa.

    Kiêng kỵ:

    - Huyết hư kèm nhức đầu, ứ huyết không dùng
    - Thương nhĩ tử kỵ thịt lợn (heo)

  • Cây thuốc Ké đầu ngựa-Xanthium strumarium , Asteraceae

    Cây thuốc Ké đầu ngựa-Xanthium strumarium , Asteraceae

    Tên khác: Thương nhĩ

    Tên khoa học: Xanthium strumarium L., Asteraceae (họ Cúc)

    Mô tả cây: Cây thảo sống hàng năm, cao 50-80 cm, ít phân cành. Thân hình trụ, cứng, có khía rãnh, có lông cứng. Lá mọc so le, có phiến đa giác, có thùy và răng cưa ở mép lá, 3 gân chính, có lông cứng. Cụm hoa đầu mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt, gồm 2 loại đầu; những đầu ở phía trên nhỏ mang hoa lưỡng tính, những đầu khác mang hoa cái. Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy gai móc.

    Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Quả (Thương nhĩ tử, Fructus Xanthii) và phần cây trên mặt đất (Herba Xanthii). Thu hái quả khi chín phơi khô. Cây có thể thu hái quanh năm.

    Thành phần hóa học: Phần cây trên mặt đất có chứa tinh dầu, các sesquiterpen lacton, các glycosid sulphat mang độc tính: xanthostrumarin, atractylosid, carboxyatractylosid và các hợp chất phenol (acid caffeic, cynarin…).

    Quả cũng chứa sesquiterpen lacton (xanthinin, xanthumin, xanthanol); hydroquinon, cholin mang độc tính; vitamin C, iod hữu cơ và các hợp chất nhóm thiazindion.

    Hạt có chứa dầu béo, hidroquinon, xanthostrumarin.

    Công dụng và cách dùng: Quả dùng chữa đau đầu, tê thấp, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt; còn dùng chữa đau răng, bướu cổ, lỵ.

    Phần cây trên mặt đất dùng chữa sung huyết, eczema.

  • Bài thuốc từ thương nhĩ tử

    Bài thuốc từ thương nhĩ tử
    Vị thuốc Thương nhĩ tử

    1. Chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính

    - Dùng độc vị: Thương nhĩ tử (lượng thích hợp), sao cháy, tán thành bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3g. Dùng liên tục trong 10-14 ngày là 1 liệu trình, nghỉ 3-5 ngày lại uống tiếp liệu trình mới.

    - Dùng phối hợp với một số vị thuốc khác: Thương nhĩ tử 8g, tân di 15g, bạch chỉ 30g, bạc hà 1,5g, tất cả tán thành bột mịn. Sau mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu thuốc bằng nước sắc hành trắng và lá chè xanh.

    Cũng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc: Dùng các vị thuốc với liều lượng như trên, sắc uống trong ngày. Khi sắc lưu ý, vị thuốc tân di dùng túi vải bọc lại, để tránh lông lẫn vào nước thuốc, gây ngứa. Vị thuốc bạc hà sau khi sắc xong, mới cho vào, đun sôi lại là được.

    2. Chữa bệnh ngoài da do dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt

    - Dùng độc vị: Toàn cây khô nấu cao mềm, hòa nước uống ngày 6-8g. Uống liên tục 1 tháng.

    Hoặc lấy toàn cây trừ rễ, nấu cao đặc, tán bột, hoàn viên. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 15g.

    - Dùng phối hợp với một số vị thuốc khác: Thương nhĩ tử 50g, thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Các vị thuốc tán bột mịn. Ngày uống 20g, chia 2 lần.

    Hoặc dùng:

    -Thương nhĩ tử 15g, sinh địa 30g, bạc hà 12g. Nấu lấy nước uống.

    -Thương nhĩ tử 10g, kinh giới 15g, bạc hà 15g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (Bỏ bã) nấu cháo.

    3. Chữa viêm khớp dạng thấp, cứng khớp

    - Dùng độc vị: Thương nhĩ tử (quả ké) nấu nước uống. Lá ké giã nhỏ tẩm rượu đắp ngoài.

    - Dùng phối hợp với một số vị thuốc khác: Thương nhĩ tử 30g, phòng phong 30g, ngưu bàng tử (sao) 30g, sinh địa 30g, độc hoạt 30g, ý dĩ nhân 20g, nhân sâm 15g, nhục quế 12g. Tất cả giã dập cho vào túi vải ngâm với 2000ml rượu trắng. Đậy kín miệng. Sau 7-10 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 10-15ml.

Temu
Temu

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!