Tây Dương Sâm (Radix Panacis Quinquefolii): Vị Thuốc Đông Y Bổ Khí Dưỡng Âm và Thanh Hư Nhiệt
Tây Dương Sâm, còn được gọi là Sâm Hoa Kỳ, là một vị thuốc Đông y quý giá với tác dụng bổ khí dưỡng âm, thanh hư nhiệt và sinh tân dịch. Với tính vị ngọt hơi đắng và tính mát, Tây Dương Sâm thường được sử dụng để điều trị các chứng khí hư, âm suy và hỏa vượng, cùng với các bệnh lý đường hô hấp, tim mạch và suy nhược cơ thể. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng và cách phối hợp Tây Dương Sâm với các vị thuốc khác để tối ưu hóa hiệu quả trong điều trị.
-
Vị thuốc Tây Dương Sâm (Radix Panacis Quinquefolii)
Hình ảnh vị thuốc Tây Dương Sâm Vị thuốc: Tây Dương Sâm
Tên khác: Sâm Hoa Kỳ
Tên Latin: Radix Panacis Quinquefolii
Tên Pinyin: Xiyangshen
Tên tiếng Hoa: 西洋参
Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục Thập Di
Tính vị: Vị ngọt hơi đắng, tính mát
Quy kinh: Vào phế, thận
Dược năng: Bổ khí dưỡng âm, thanh hư nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền khát
Liều Dùng: 2 - 12g
Chủ trị:
1. Khí hư âm suy hỏa vượng, khái suyễn đàm huyết, hư nhiệt phiền táo, nội nhiệt tiêu khát, miệng táo họng khô. Ví dụ:
2. Các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, lao phổi... có các biểu hiện của chứng khí âm lưỡng hư kèm đàm nhiệt: ho kéo dài, đờm có máu, họng khô miệng khát, mệt mỏi, khó thở... Thường phối hợp với sa sâm, bối mẫu, bạch cập.
3. Các trường hợp cảm nắng, cảm nóng trong mùa hè, đặc biệt ở trẻ em. Thường phối hợp với mạch môn, ngũ vị tử, hoắc hương..
4. Trường hợp sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, thường phối hợp với địa cốt bì, phấn cam bì.
5. Trường hợp hay đổ mồ hôi trộm kéo dài, thường phối hợp với ngũ vị tử.
6. Các bệnh lý tim mạch như rối loạn thần kinh tim, thiểu năng mạch vành... có biểu hiện của chứng khí âm lưỡng hư kèm huyết ứ. Thường phối hợp với linh chi, tam thất, đan sâm.
7. Trường hợp suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể do lao động quá sức, do mắc các bệnh mạn tính hoặc sau khi mắc các bệnh cấp tính có sốt. Thường phối hợp với bạch truật, bạch linh, đại táo
-
Cây thuốc Sâm Mỹ (Panax quinquefolius L.)
Sâm Mỹ có tên khoa học Panax quinquefolius là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Tây dương sâm còn gọi là dương sâm, hoa kỳ sâm, tây sâm.
Tên khoa học: Radix Panax quinquefolii. Tây dương sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây nhân sâm (Panax quinquefolium L.), thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).
Là loại sâm mọc nhiều ở Mỹ, Canađa, Pháp... di thực vào Quảng Đông, Trung Quốc.
Trong tây dương sâm có một số glucozid tương tự nhân sâm và các tinh dầu có tác dụng tăng lực, chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng của cơ thể, trấn tĩnh và hưng phấn thần kinh.
Theo Đông y, tây dương sâm vị đắng hơi ngọt, tính hàn, vào kinh tâm, phế và thận. Có công năng bổ khí dưỡng âm, thanh hư nhiệt, sinh tân chỉ khát.
Dùng chữa phế thận âm hư, chứng khí hư, tân dịch hao tổn, cửu khái, thất huyết, họng khô, miệng khô.
Liều dùng 3 - 6g, nên sắc hoặc hãm riêng trước khi kết hợp với nước thuốc khác; hoặc ngậm trực tiếp trong miệng.
Tây dương sâm được dùng làm thuốc trong các trường hợp
Ích khí cứu thoát
Bài 1: tây dương sâm 10g, mạch môn 30g, ngọc trúc 12g, ngũ vị 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị chứng khí hư âm thoát.
Bài 2: tây dương sâm 10g, phụ tử 8g, mẫu lệ nung 40g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị chứng khí hư dương thoát.
Bài 3: tây dương sâm 10g, phụ tử 6g, long cốt 24g, mẫu lệ nung 40g, mạch môn 24g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa choáng do âm dương lưỡng hư.
Bổ khí dưỡng âm: tây dương sâm 8g, mạch môn 30g, a giao 15g, tri mẫu 12g, bối mẫu 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị ho, khó thở, đờm ít có máu do phế thận âm hư.
Thanh nhiệt trừ phiền: Chữa sốt kéo dài do ngoại cảm hoặc bệnh nội thương lâu ngày:
- Tây dương sâm 8g, mạch môn 30g, ngũ vị 5g, sinh địa tươi 30g, thạch hộc tươi 30g. Sắc uống ngày 1 thang. Bổ khí dưỡng âm, sinh tân, thanh nhiệt. Chữa người mệt mỏi bứt rứt, nóng sốt, phiền khát.
- Tây dương sâm 5g, sinh hoàng kỳ 20g, sinh sơn dược 20g, thiên hoa phấn 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chứng tiêu khát do khí âm lưỡng hư kiêm nội nhiệt.
Kiêng kỵ: Không dùng cho người có chứng dương hư, hàn thấp ở tràng vị, hỏa uất khí trệ. Không dùng chung với lê lô.