Hải kim sa: Vị thuốc thông lâm, thanh nhiệt, lợi thấp
Hải kim sa là bào tử khô của dây bòng bong (Hải kim sa) (Lygodium japonicum), thuộc họ bòng bong (Schiraeaceae). Thu hái vào tháng 8 hoặc 9, cắt những cành lá hải kim sa vừa mới chín, phơi khô, đập lấy những bào tử nhỏ màu nâu vàng ở dưới lá, rây bỏ cành lá đi là được.
Theo Đông y, dây bòng bong vị ngọt, tính hàn; vào kinh bàng quang và tiểu trường. Tác dụng thông lâm, thanh nhiệt, lợi thấp. Trị tiểu ra mủ, sỏi, lậu nhiệt, tiểu đau buốt. Ngày dùng 4 - 12g, có thể đến 63g, dây bòng bong 20 - 63g.
Bài thuốc có hải kim sa
Lợi niệu thông lâm: trị tiểu ít, đỏ, tiểu có nhớt có sỏi, tiểu buốt.
Bài 1 - Thuốc bột hải kim sa: hải kim sa 63g, hoạt thạch 63g, cam thảo cành 12g. Các vị nghiền bột. Mỗi lần uống 8g; uống với nước sắc 20g mạch môn đông. Trị tiểu rắt buốt, tiểu đỏ.
Bài 2: hải kim sa 63g, hoạt thạch 20g, bạch mao căn 20g, cây đồng tiền 125g, cây mã đề 12g. Sắc uống. Trị tiểu nhỏ giọt, tắc do kết sỏi trong niệu đạo.
Bài 3: hải kim sa 15g, khiên ngưu tử 30g (nửa để sống, nửa sao chín), cam toại 15g. Nghiền bột, trộn đều. Mỗi lần dùng 8g, đun với 1 bát nước, uống trước bữa ăn hàng ngày. Chữa toàn thân phù thũng, bụng trướng căng, không thở được.
Giải độc chữa mụn nhọt: trị ung nhọt, mụn lở và bỏng loét.
Bài 1: dây bòng bong 63g, rễ mã lan 63g. Sắc uống. Trị viêm vòm miệng do nấm.
Bài 2: hải kim sa 30 - 63g. Sắc bằng rượu loãng để uống. Trị viêm tuyến vú.
Bài 3: dây bòng bong tươi giã nát đắp chỗ đau, ngày 2 lần. Trị lên sởi nổi mụn.
Bài 4: hải kim sa, ké đầu ngựa, nhân trần, phèn chua, phèn sắt, phèn đồng, thục địa, lượng như nhau. Các vị nghiền bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 12g, chiêu với nước đun sôi. Trị giun móc.
Một số bài thuốc khác
Chữa ăn uống khó tiêu, bụng ngực đầy trướng do thấp trệ: hải kim sa 30g, bạch truật 8g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang
Chữa viêm gan: hải kim sa 15g, nhân trần 30g, xa tiền thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang
Chữa đi lỵ ra máu: dây và lá bòng bong 60 - 90g. Sắc uống 2 - 3 lần trong ngày.
Chữa phụ nữ bị bạch đới: dây và lá bòng bong 100g, thịt lợn nạc 100 - 150g. Hầm kỹ, bỏ bã thuốc, ăn thịt và uống nước canh.
Kiêng kỵ: Người âm hư không bị thấp cấm uống.
Thông tin thêm
Bòng bong leo (Lygodium japonicum)
Tên tiếng Việt: Bòng bong leo
Tên Latinh: Lygodium japonicum
Họ: Bòng bong Lygodiaceae
1. Nguồn gốc: có nguồn gốc Đông Nam Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ và phía đông Australia
2. Đặc điểm:
+ Thân: có lá leo dài nhiều mét.
+ Lá: thứ diệp mang 2 – 6 cặp tam diệp cạnh và tam diệp chót thường chẻ 2, tam diệp mỏng, cứng, không long, cuống có đốt. Tam diệp thụ ngắn, tam giác.
+ Nang quần: dài 3 – 4 mm
3. Phân bố: khắp Vườn Quốc gia
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Trung Tấn, Lương Văn Minh (2012). Báo cáo kết quả khoa học công nghệ đề tài Xây dựng tiêu bản thực vật Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và rừng Cụm đảo Hòn Khoai. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau
2. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam - tập 1.Nhà xuất bản Trẻ - 1999. Trang 48.
BS. Phương Thảo
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |