Kỹ Thuật Trồng Cây Dược Liệu Cát Cánh Đạt Chuẩn GACP-WHO: Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A-Z

Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về kỹ thuật trồng cây dược liệu Cát Cánh đạt chuẩn GACP-WHO, bao gồm đặc điểm sinh thái, cách trồng, chăm sóc và thu hoạch. Đây là hướng dẫn toàn diện giúp bạn nắm bắt được quy trình nuôi trồng Cát Cánh một cách hiệu quả và đạt năng suất cao.

Sep 26, 2024 - 09:21
 0  15
Kỹ Thuật Trồng Cây Dược Liệu Cát Cánh Đạt Chuẩn GACP-WHO: Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A-Z
CÁT CÁNH có tên khác: Cánh thảo , Tên khoa học: Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC., Campanulaceae (họ Hoa chuông).

Kỹ Thuật Trồng Cây Dược Liệu CÁT CÁNH Đạt GACP-WHO

1. Khái quát về cây dược liệu được trồng, chăm sóc, thu hái.

1.1. Cát Cánh

a) Đặc điểm sinh thái, công dụng:

  • Tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A.DC.
  • Họ: Hoa chuông (Campanulaceae)
  • Tên khác: Bạch thược, kết cánh, cánh thảo.
  • Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, thân mềm, màu lục xám, chứa nhựa mủ, cao từ 50 - 80 cm. Rễ củ, đôi khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Lá có cuống ngắn hoặc gần như không cuống, hình trứng, dài 3 - 6 cm, rộng 1 - 2,5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, cuống hẹp, rìa lá có răng cưa. Ở giữa thân cây trở xuống lá mọc đối hoặc 3 - 4 vòng lá, lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le.
  • Hoa: Hình chuông, cánh hoa màu tím xanh hay màu trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành bông thưa ở kẽ lá gần ngọn, đường kính 3 - 5 cm. Đài có 5 thùy màu lục; tràng gồm 5 cánh hợp, 5 nhị đực, 1 nhị cái, đầu nhị xẻ 5.
  • Quả: Nang, hình trứng bao bọc bởi đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ, hình bầu dục, màu đen nâu. Mùa hoa: tháng 5 - 7, mùa quả: tháng 8 - 9.

b) Phân bố sinh thái:

Cát cánh đã được trồng từ lâu đời ở Trung Quốc, sau du nhập sang Ấn Độ. Cây được nhập vào Việt Nam vào khoảng gần 40 năm gần đây. Lúc đầu trồng thử ở vùng núi cao (khoảng 1.500 m) có khí hậu ẩm mát như Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai) cây sinh trưởng phát triển tốt. Vài năm sau chuyển xuống độ cao thấp hơn ở Tam Đảo, khoảng 1.000 m rồi về đồng bằng. Cát cánh ưa khí hậu ôn hòa, ẩm ướt, ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 25 - 30°C (cao nhất 15°C). Khả năng chịu hạn kém; đặc biệt không chịu được ngập úng. Ở đồng bằng và trung du, mùa đông trồng với thời kỳ cây non, cát cánh sinh trưởng gần như liên tục khi trồng tới lúc thu hoạch. Ở miền núi, cây phải trải qua ít nhất một mùa đông, lúc này cây chủ yếu ngủ đông, lá bắt đầu rụng, không nên cắt mà để cây tự rụng lá.

Bộ phận dùng: Bộ phận sử dụng là rễ của cây cát cánh.

Công dụng: Cát cánh có vị hơi ngọt, hơi cay, tính bình, có tác dụng thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Cát cánh chữa ho có đờm, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Theo tài liệu nước ngoài, cát cánh dùng trong y học Trung Quốc làm thuốc long đờm, chữa ho, một số bệnh về phế quản khác nhau. Cát cánh có trong thành phần của thuốc mỡ dùng ngoài để điều trị viêm ruột thừa.

Ở Nhật Bản, cát cánh dùng chữa ho, viêm phế quản, ho có đờm, mủ nhọt và một số bệnh khác. Ở Ấn Độ, rễ cát cánh là một thành phần quan trọng dùng làm thuốc long đờm, thuốc bổ, thuốc làm săn, thuốc gây trung tiện.

2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch.

a) Tiêu chuẩn hạt giống: Hạt giống cần mẩy, bóng, không nhân nheo; khối lượng của 1000 hạt là 0,8 - 1,5 g; tỷ lệ tạp chất nhỏ hơn 20%; tỷ lệ nảy mầm trên 60%. Nhiệt độ nảy mầm tối ưu từ 20 - 30°C, thời gian nảy mầm từ 15 - 20 ngày.

b) Cách chọn giống: Cây giống xuất vườn (tỉ lệ gieo ươm giống từ lúc xuất vườn) từ 90 - 100 ngày, chiều cao cây 10 - 15 cm, số lá thật từ 6 - 8 lá, cây khỏe, không bị sâu bệnh.

c) Thời vụ gieo: Hạt cát cánh nảy mầm tự nhiên ở nhiệt độ 25 - 28°C, sâu khi gieo từ 15 - 20 ngày. Vì vậy, ở đồng bằng và thường gieo hạt vào tháng 9 - 10, ở miền núi vào tháng 2 - 4 và thu hoạch vào mùa đông năm sau.

d) Đất trồng: Đất trồng cát cánh là đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoát nước tốt, không úng ngập, nhiều mùn. Không nên trồng ở đất bạc màu. Đất trồng cát chân cản cây sâu, phơi ai, nhặt sạch cỏ dại, bừa phẳng. Độ sâu lớp cày khoảng 0,8 - 1 m.

e) Mật độ và khoảng cách trồng:

  • Mật độ trồng lấy dược liệu: 500.000 cây/ha, trồng khoảng cách 20x10cm.
  • Mật độ trồng lấy hạt: 200.000 cây/ha, trồng khoảng cách 20x25cm.

f) Kỹ thuật trồng: Cát cánh là cây chỉ có một rễ hình trụ nên thường được gieo thẳng. Mỗi hecta cần 3 - 4 kg hạt. Trước khi gieo, hạt được trộn với cát hoặc đất bột để gieo cho đều. Gieo xong dùng trấu hay rơm, rạ phủ trên mặt luống và tưới giữ ẩm thường xuyên. Hạt nảy mầm sau khoảng 15 - 20 ngày. Lúc này cần dỡ bỏ rơm rạ; nếu dùng trấu thì có thể giữ nguyên. Khi cây cao 7 - 10 cm bắt đầu định cây, đảm bảo khoảng cách 20 x 10 cm. Nếu trồng làm giống cần giữ khoảng cách thưa hơn (20 x 25 cm). Để tiết kiệm giống có thể gieo theo hàng đã rạch sẵn mặt luống.

g) Phân bón: Ở đồng bằng và trung du bón thúc 4 lần, lần đầu vào sau lúc tỉa định cây, những lần sau bón vào các tháng 1, 3 và 7. Ở miền núi, năm đầu thúc 3 lần vào các tháng 5, 7 và 9, năm thứ 2 bón 2 lần vào tháng 3 và 7. Phân đạm được chia đều cho các lần bón thúc kết hợp với làm cỏ, xới xáo.

h) Chăm sóc: Ruộng cát cánh cần giữ thường xuyên sạch cỏ và độ ẩm vừa phải. Trung bình mỗi tháng làm cỏ và xới xáo một lần, đến khi cây giao tán thì thôi. Khi xới xáo cần chú ý không làm đứt rễ. Nếu đất khô cần tưới nước và khi trời mưa to phải tháo nước kịp thời.

i) Thu hoạch: Khi cây bắt đầu tàn lụi là lúc thu hoạch dược liệu. Thông thường đào củ vào mùa thu ở đồng bằng và mùa đông ở miền núi.

j) Sơ chế: Rễ củ của những cây đã trồng được 2 năm (vùng cao) hoặc một năm (vùng đồng bằng) được loại bỏ thân, lá, rễ con, rửa sạch đất cát. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài rồi phơi hay sấy khô.