Lá ổi (Psidium guajava) những tác dụng quý ít người biết

Lá ổi có tên khoa học là Psidii guajavae folium, là lá của cây Ổi (Psidium guajava), được dùng để điều trị một số bệnh rối loạn đường hô hấp và đường tiêu hóa, đồng thời làm tăng tiểu cầu ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Jan 17, 2024 - 09:02
 0  75
Lá ổi (Psidium guajava) những tác dụng quý ít người biết
Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona.
Lá ổi (Psidium guajava) những tác dụng quý ít người biết
Temu
Temu

Lá ổi (Psidium guajava): Thành phần và lợi ích sức khỏe

Temu
Temu

Lá ổi có tên khoa học là Psidii guajavae folium, là lá của cây Ổi (Psidium guajava), được dùng để điều trị một số bệnh rối loạn đường hô hấp và đường tiêu hóa, đồng thời làm tăng tiểu cầu ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Đôi khi nó cũng được sử dụng để chống co thắt, giảm ho, chống viêm, chống tiêu chảy, hạ huyết áp, chống béo phì và chống đái tháo đường. Một số các nghiên cứu trên động vật chứng minh một số phân đoạn chiết xuất từ lá ổi có hoạt tính chống khối u, chống ung thư và gây độc tế bào.

Thành phần

Lá ổi là nguồn thực vật giàu dinh dưỡng và các khoáng chất vi lượng tốt cho cơ thể. Trong lá ổi tươi có chứa:

  • 82,47% lượng nước
  • 3,64% tro
  • 0,62% chất béo
  • 18,53% protein
  • 12,74% carbohydrate
  • 103 mg axit ascorbic (Vitamin C)
  • 1717 mg axit gallic

Các hợp chất thực vật có trong lá ổi:

Các flavonoid có trong chiết xuất lá ổi có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, trong khi quercetin, loại flavonoid chiếm ưu thế nhất của lá ổi, thể hiện các hoạt tính chống tiêu chảy mạnh mẽ. Quercetin chống tiêu chảy được cho là do tác dụng thư giãn của nó đối với niêm mạc cơ ruột giúp ngăn ngừa co thắt ruột.

Polysaccharides trong lá ổi có thể được sử dụng như một chất phụ gia chống oxy hóa trong thực phẩm và điều trị bệnh tiểu đường.

Các hợp chất polyphenolic hoạt tính sinh học độc đáo, như quercetin và các flavonoid khác, và axit ferulic, caffeic và gallic, có trong lá ổi quyết định các đặc tính hoạt tính sinh học và trị liệu của chúng. Các hợp chất phenolic này được gọi là các chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính chống oxy hóa và kích thích miễn dịch mạnh.

Hoạt tính sinh học của lá ổi

Các hợp chất chiết xuất từ ​​lá ổi có nhiều hoạt tính sinh học cao đem lại nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm: chống oxy hóa, hạ đường huyết, chống ung thư và các hoạt tính sinh học khác. 

Phân đoạn polysaccharide từ chiết xuất lá ổi có hoạt tính sinh học mạnh nhất đối với tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư so với các phân đoạn khác.

Chống ung thư

Terpenoid và flavonoid có trong lá ổi thể hiện tác dụng chống khối u bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch, ức chế truyền tín hiệu và kết dính tế bào khối u, đồng thời cản trở sự hình thành khối u và tăng sinh tế bào. Một số các nghiên cứu ghi nhận phân đoạn chiết xuất lá ổi có khả năng ức chế tăng sinh một số dòng tế bào ung thư:

  • Tế bào ung thư gan ở người (HepG2)
  • Tế bào ung thư vú thư như MDA-MB-231 và (MCF-7)
  • Tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa)
  • Tế bào ung thư vòm họng
  • Tế bào ung thư tuyến tiền liệt (PC-3)
  • Tế bào ung thư trực tràng, ung thư ruột kết

Một tác dụng chống ung thư khác của chiết xuất lá ổi đang được nghiên cứu điều tra đó là khả năng chống tạo mạch, chống lại ung thư đại tràng.

Chống đái tháo đường

Phân đoạn chiết xuất lá ổi có chứa Flavonoid và polysaccharide có khả năng điều trị đái tháo đường trong một số các nghiên cứu trên động vật, bằng cách:

Cải thiện đáng kể chức năng của tế bào β của đảo tụy và hình thái tế bào gan ở chuột mắc bệnh tiểu đường.

Giảm đáng kể tổng lượng cholesterol, chất béo trung tính, đường huyết lúc đói, đồng thời tăng tổng số superoxide dismutase và tổng số hoạt động của enzyme có khả năng chống oxy hóa trong cơ thể.

Ức chế mạnh mẽ của α-glucosidase

Chống oxy hóa

Sự hiện diện của các hợp chất phenolic, chẳng hạn như axit gallic, pyrocatechol, taxifolin, axit ellagic, axit ferulic và một số hợp chất khác chịu trách nhiệm về vai trò chống oxy hóa của lá ổi.

Chống tiêu chảy

Chiết xuất lá ổi có đặc tính chống tiêu chảy.

Theo kinh nghiệm dân gian, vị chát từ lá ổi có khả năng chống lại tiêu chảy. Có thể sử dụng một vài lá ổi để chống lại tình trạng tiêu chảy.

Các nghiên cứu trên động vật cũng khẳng định điều này: ở liều 52–410 mg/kg khi dùng bằng đường uống có tác dụng chống tiêu chảy, đồng thời dẫn đến giảm quá trình vận chuyển đường ruột và loại bỏ các sản phẩm dạ dày không mong muốn. Có thể kết hợp chiết xuất lá ổi với lá trà xanh cho hiệu quả chống tiêu chảy mạnh mẽ.

Hoạt động kháng khuẩn

Lá ổi có chứa các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm hữu cơ và vô cơ khác nhau, được biết là có đặc tính kháng khuẩn. Tinh dầu từ lá ổi chống lại một số vi khuẩn: Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli ,Streptococcus faecalis, Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis

Bảo vệ gan

Chiết xuất lá ổi cải thiện hoạt động của hai enzyme gan là adenosine monophosphate-activated protein kinase (AMPK) và PPARα. Hơn nữa nó còn có thể cải thiện tình trạng kháng insulin tại gan.

Tham khảo: NCBI

Nghiên cứu trong nước về tác dụng của lá ổi

Cho đến nay, chưa có các công trình nghiên cứu nào được công bố về trà lá ổi ở Việt Nam. Chủ yếu là một số nghiên cứu ứng dụng trái ổi và búp non của ổi trong quá trình chữa bệnh theo các bài thuốc cổ truyền. Theo Đổ Huy Bích (2008), đã có một số ứng dụng lá ổi vào việc điều trị trong y học dân tộc như:

- Nước sắc lá ổi 1/1 – 2/1 được dùng rửa đắp vết thương phần mềm, làm sạch mủ, mất mùi hôi

- Cao đặc lá ổi với tỷ lệ 6/1 – 10/1 bôi lên các vết bỏng độ II, III có tác dụng nhanh chóng tạo màng che phủ, làm se khô vết thương. Thời gian bong màng thuốc và khỏi cũng tương tự như các thuốc chữa bỏng tạo màng thuốc thường dùng khác

- Chữa tiêu chảy:

+ Búp ổi 12g, vỏ thân ổi 8 (g), tô mộc 8 (g), gừng 2 (g). Sắc uống ngày 1 thang

+ Búp ổi 20 (g), gừng sống 8 (g). Băm nhỏ, sắc uống ngày 2 lần trong ngày

+ Lá ổi 20 (g) , vỏ quả bòng khô 20 (g), lá trà tươi 10 (g), gừng tươi 2 lát. Sắc uống trong ngày.

Tác dụng của cao chiết lá ổi

Temu
Temu

Đái Thị Xuân Trang và ctv (2012) đã khảo sát hoạt động kháng lại sự tăng đường huyết sau bữa ăn in vivo và in vitro của cao lá ổi. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy các hợp chất trong lá ổi có khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase in vitro một cách có ý nghĩa. Kế đến các con chuột được gây bệnh bằng alloxan monohydrate và nhóm chuột bình thường được thử nghiệm bằng cao lá ổi chiết suất bằng ethanol với liều 400 mg/kg trọng lượng cơ thể. Các tác giả đã nhận thấy rằng cao lá ổi có thể kiểm soát tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn ở chuột bệnh tiểu đường. Từ các kết quả được trình bày ở trên cho thấy lá ổi có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Thông tin nhận biết cây ổi

Tên khác: Phan thạch lựu, thu quả, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt…
Tên khoa học: Psidium guajava L.
Tên đồng nghĩa: Psidum guajava var pyriferum L., Psidum guajava var pomiferum L.
Họ: Sim (Myrtaceae)
Tên nước ngoài: Common guava (Anh), goyavier (Pháp).

Chi tiết nghiên cứu về cây ổi, lá ổi

1. Khảo sát tiềm năng kháng khuẩn từ cao chiết lá cây ổi (Psidium guajava L.)

2. Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cao chiết lá ổi Psidium Guajava L.

3. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CÁ TRA CỦA CÂY CỎ SỮA LÁ LỚN (Euphorbia hirta L.) VÀ LÁ ỔI (Psidium guajava L.)

Files

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!