Móng lưng rồng, chân vịt, quyển bá, vạn niên tùng, kiến thủy hoàn dương, hồi sinh thảo, trường sinh thảo, cải tử hoàn hồn thảo, hoàn dương thảo, nhả mung ngựa

Móng lưng rồng thường dùng chữa ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều và các chứng chảy máu khác. Còn dùng chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan bổ máu, chữa bỏng.

Nov 28, 2021 - 17:38
 0  30
Móng lưng rồng, chân vịt, quyển bá, vạn niên tùng, kiến thủy hoàn dương, hồi sinh thảo, trường sinh thảo, cải tử hoàn hồn thảo, hoàn dương thảo, nhả mung ngựa
Quyển bá, cây Chân vịt, Trường sinh thảo - Selaginellia tamariscina (Beauv.) Spring, thuộc họ Quyển bá - Selaginellaceae.
Móng lưng rồng, chân vịt, quyển bá, vạn niên tùng, kiến thủy hoàn dương, hồi sinh thảo, trường sinh thảo, cải tử hoàn hồn thảo, hoàn dương thảo, nhả mung ngựa

Cây Móng lưng rồng còn gọi là chân vịt, quyển bá, vạn niên tùng, kiến thủy hoàn dương, hồi sinh thảo, trường sinh thảo, cải tử hoàn hồn thảo, hoàn dương thảo, nhả mung ngựa (Thái), thạch bá chi.

Tên khoa học là Selaginellia tamariscina (Beauv.) Spring. Thuộc họ Quyển bá Selaginellaceae.

A. Mô tả cây

Thân mọc thành búi, có khi kết bện với các giá rễ thành một gốc cao đến 10cm, trông như thân kép. Cành bên của thân cũng mọc thành búi dài 5 - 12cm, phân nhánh rẽ đôi mở ra trên đất. Lá nhỏ hình giáo hay ba cạnh, thuôn xếp lợp lên nhau, ôm lấy cành, có dạng như cây liễu bách (từ đó có tên loài là tamariscina có nghĩa là dạng liễu bách Tamarix). Cây chịu được khô hạn. Khi khô ráo, cành lá xếp lại cuộn tròn vào trong trông như chân vịt, do đó có tên cây chân vịt. Khi gặp ẩm ướt, cành lại mọc vươn ra ngoài, từ đó có tên hồi sinh thảo (cỏ sống trở lại) hay kiến thủy hoàn dương (găp nước sống trở lại), từ đó gọi chệch ra trường sinh thảo (cỏ sống lâu), cải tử hoàn hồn thảo. Và từ đó, một số người gán cho cây nhiều tác dụng mà bản thân nó không có.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại và được khai thác nhiều ở vùng ven biển Nha Trang, Phan Rang, Đà Nẵng, Kon Tum.
 
Thu hái toàn cây, cắt bỏ rễ con, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, có khi sao toàn tính (thành than nhưng không thành tro) mà dùng.
 
C. Thành phần hóa học

Trong lá móng lưng rồng có những hợp chất flavon như apigenin C15H10O5, sosetsuflavon C31H20O10, amentoflavon C30H18O10 (Arthur H. R., Symposium on Phytochemistry, 1964, 236). Dung dịch móng lưng rồng 100% có tác dụng ức chế đối với vi trùng Staphylococcus aureus (Y viện 175. Tân y Dược khoa. Giang Tây Dược khoa Học hiệu, 1970 [3] 35).
 
D. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ, móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.
 
Thường dùng chữa ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều và các chứng chảy máu khác. Còn dùng chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan bổ máu, chữa bỏng. Ngày dùng 20 - 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc đốt thành than, tán bột rắc lên vết thương hay để uống.
 
Đơn thuốc có vị móng lưng rồng

Chữa bỏng lửa: Cây móng lưng rồng tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp lên nơi bỏng. Cứ 2 - 3 giờ thay thuốc một lần.
 
Chữa váng đầu, hoa mắt, vàng da: Toàn cây 30g sắc với 400ml nước, chia hai lần uống trong ngày.
 
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi)