Phượng nhỡn thảo, Faux vernis du Japon, Ailante (Ailantus glandulosa Desf)
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi Phượng nhỡn thảo dùng chữa Chữa ỉa chảy và lỵ, Dùng trị sán, Quả dùng chữa ho, Lá cây dùng nấu tắm ghẻ hay rửa chốc đầu.
Cây Phượng nhỡn thảo xòn gọi là Faux vernis du Japon, Ailante.
Tên khoa học: Ailantus glandulosa Desf. Thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae.
Tên đồng nghĩa: Ailanthus cacodendron (Ehrh.) Schinz & Thell.
Ailanthus erythrocarpa Carrière
Ailanthus giraldii Dode
Ailanthus glandulosa Desf.
Ailanthus guangxiensis S.L.Mo
Ailanthus japonica K.Koch
Ailanthus japonica Dippel
Ailanthus peregrina (Buc'hoz) F.A.Barkley
Ailanthus pongelion J.F.Gmel.
Ailanthus procera Salisb.
Ailanthus rhodoptera F.Muell.
Ailanthus sinensis Dum.Cours. nom. illeg.
Ailanthus sutchuensis Dode
Ailanthus vilmoriniana Dode
Albonia peregrina Buc'hoz
Choerospondias auriculata D.Chandra
Rhus cacodendron Ehrh.
Toxicodendron altissimum Mill.
A. Mô tả cây
Cây cao 20 - 30m, cành rất tỏa rộng. Lá kép lông chim lẻ, có cuống, toàn bộ lá dài 40 - 50cm, bao gồm 12 - 15 đôi là chét dài 4cm, rộng 3.5cm, mép có răng cưa. Hoa tạp tính hay khác gốc, nhỏ, xanh lục nhạt, mọc thành chùy tận cùng ở ngọn cành, dài 10 - 20cm. Quả có cánh, lúc đầu xanh lục nhạt sau vàng và cuối cùng đỏ, dài 3 - 5cm, rộng 1cm, giữa có hạt, quanh là dìa mỏng trông như mắt con phượng, cho nên có tên là phượng nhỡn (mắt phượng).
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại phổ biến ở những vùng núi cao tỉnh Lào Cai, đặc biệt quanh vùng Sapa. Còn mọc ở Trung Quốc. Người ta còn di thực cây này sang một số nước châu Âu dùng làm cây bóng mát đường phố vì cây mọc nhanh, đòi hỏi ít đất.
Thường người ta dùng gỗ làm đồ dùng vì gỗ đẹp, ít bị mọt có lẽ do mùi gỗ và hoa.
Làm thuốc thì người ta dùng vỏ cây, quả và chất nhựa của vỏ.
C. Thành phần hóa học
Trong vỏ cây có chất nhựa dầu, một tinh dầu hắc và một tinh dầu thơm, chất nhựa dầu, chất nhựa resin và chất nhầy. Chất nhầy nhiều đến mức nước sắc nhầy đặc lại gần như thạch. Ngoài ra, năm 1933, Wazicky còn thấy trong vỏ một glucozit và một saponozit.
Trong lá có chất độc, có lẽ là chất nhựa gây viêm ống tiêu hóa có thể làm chết súc vật ăn phải lá cây này. Những người ngả (đẵn) cây thường bị viêm tấy và nổi phồng lên da. Mùi khó chịu của cây còn gây ngủ cho người.
D. Công dụng và liều dùng
Chữa ỉa chảy và lỵ: Dùng vỏ cây dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm. Ngày dùng 50g vỏ cây khô, thêm 100g nước nóng, đun sói rồi để nguội từ từ cho đến khi còn vừa nóng uống được. Người uống có thể buồn nôn hay nôn thì giảm liều xuống. Sau 2 hay 3 ngày thấy kết quả.
Dùng trị sán: Vỏ khô tán bột, ngày uống 1g bột, uống liên tục trong 7 - 8 ngày. Ngày cuối cùng uống một liều dầu tẩy để tống sán.
Quả dùng chữa ho, điều kinh. Ngày dùng 5 - 10g dưới dạng thuốc sấc. Lá cây dùng nấu tắm ghẻ hay rửa chốc đầu.
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi)
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |