Rau má lá rau muống, hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời (Emilia sonchifolia (L) DC. (Cacalia sonchifolia (L), Gunura calyculata DC.))

Rau má lá rau muống Vị thuốc mới chỉ thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sắc uống để chữa ho lâu ngày, hoặc ho lao và chữa sốt.

Nov 2, 2021 - 21:54
Aug 5, 2024 - 12:04
 0  42
Rau má lá rau muống, hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời (Emilia sonchifolia (L) DC. (Cacalia sonchifolia (L), Gunura calyculata DC.))
Rau má lá rau muống, hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời (Emilia sonchifolia (L) DC. (Cacalia sonchifolia (L), Gunura calyculata DC.))
Rau má lá rau muống, hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời (Emilia sonchifolia (L) DC. (Cacalia sonchifolia (L), Gunura calyculata DC.))
Rau má lá rau muống, hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời (Emilia sonchifolia (L) DC. (Cacalia sonchifolia (L), Gunura calyculata DC.))

Cây Rau má lá rau muống còn gọi là hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời.

Tên khoa học: Emilia sonchifolia (L) DC. (Cacalia sonchifolia (L), Gunura calyculata DC.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

A. Mô tả cây

Cây rau má lá rau muống là một loại cây nhỏ mọc hàng năm, thẳng đứng, cao 0.2 – 0.4cm, thân nhẵn. Lá phía dưới hình mắt chim hay hình trứng, có khi gốc hình tim, mép có răng cưa hay hơi chia thuỳ nhỏ, cuống dài, những lá sau hình 3 cạnh, chia lông chim, thùy tận cùng hình trứng hơi 3 cạnh, răng cưa to thô, lá ở trên hình 3 cạnh dài, không cuống, có tai và ôm vào thân. Cụm hoa hình đầu, hình trụ, dài 8 - 9mm, rộng 4mm, thường tụ 2 - 4 chiếc, cuống gầy, dài 3 - 6cm. Hoa màu hồng hay hơi tím. Quả bế dài 5.5mm, có gợn ngắn.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở khắp các bãi hoang, dọc bờ ruộng, hàng rào, ven đường. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á và miền Nam Trung Quốc. Dùng toàn cây (cành, hoa, lá), thu hái quanh năm. Hái về sao khô hoặc sao vàng.
 
C. Thành phần hoá học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
 
D. Công dụng và liều dùng

Vị thuốc mới chỉ thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sắc uống để chữa ho lâu ngày, hoặc ho lao và chữa sốt.
 
Nước sắc dùng nhỏ mắt chữa đau mắt, nhỏ vào tai bị viêm, rửa mụn nhọt. Có nơi dùng ăn như rau, vị đặc biệt, hơi chua và hơi đắng.
 
Liều dùng hàng ngày: 30 - 40g tươi, có khi hơn. Dùng luôn trong 3 - 4 tháng. Dùng ngoài không kể liều lượng.
 
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi)


Công dụng của cây rau má lá rau muống

1. Theo Y học cổ truyền

Cây rau má lá rau muống có vị đắng, tính mát đem lại các công dụng như sau:

Thanh nhiệt, giải độc cơ thể;

Điều trị cải thiện các tình trạng nổi ung nhọt; 

Hỗ trợ điều trị chứng ho lao phổi, ho lâu ngày và bệnh viêm phế quản mãn tính; 

Trị viêm gan mãn tính gồm bệnh viêm gan siêu vi B, vàng da; 

Giảm đau họng, trị viêm họng hạt; 

Cải thiện tình trạng sốt cao, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu vàng; 

Điều trị chứng sưng vú sau sinh do tắc tia sữa; 

Trị đau mắt đỏ, viêm tai giữa; 

Dùng trong phòng ngừa nhiễm phóng xạ hạt nhân thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. 

2. Theo y học hiện đại 

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, chiết xuất các thành phần từ cây rau má lá rau muống có tác dụng như sau:

Chống viêm: Theo thông tin được đăng tải trên tạp chí Fitoterapia, chiết xuất từ nước và methanolic trong lá của cây rau má lá rau muống có khả năng giảm tình trạng sưng phù chân (thí nghiệm trên chuột); 

Chống ung thư: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology cho biết khi thí nghiệm trên chuột cho kết quả chiết xuất methanolic trong loại thực vật này có khả năng chống lại các tế bào ung thư, trong đó điển hình là ung thư nguyên bào sợi từ phổi L – 929; 

Chống oxy hóa: Theo tạp chí Phytotherapy research, các nhà nghiên cứu tìm thấy hoạt chất flavonoid có khả năng cải thiện triệu chứng đục thủy tinh thể khi thí nghiệm trên chuột.