Rau tàu bay, kim thất, (Gynura crepidioides Benth (Crassocephalum crepidioides))

Cây rau tàu bay chỉ mới thấy nhân dân ở những vùng hiếm rau hái cây, lá non về nấu ăn thay rau. Tại một số vùng, nhân dân dùng lá tươi, giã nát hay nhai nát rồi đắp lên những vết rắn, rết cắn.

Nov 1, 2021 - 14:01
Aug 5, 2024 - 12:16
 0  62
Rau tàu bay, kim thất, (Gynura crepidioides Benth (Crassocephalum crepidioides))
Hình ảnh cây Rau tàu bay - Gynura crepidioides Benth, thuộc họ Cúc- Asteraceae.
Rau tàu bay, kim thất, (Gynura crepidioides Benth (Crassocephalum crepidioides))
Rau tàu bay, kim thất, (Gynura crepidioides Benth (Crassocephalum crepidioides))
Rau tàu bay, kim thất, (Gynura crepidioides Benth (Crassocephalum crepidioides))

Cây Rau tàu bay hay còn gọi kim thất

Tên khoa học: Gynura crepidioides Benth (Crassocephalum crepidioides). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

A. Mô tả cây

Cây thân thảo, mọc đứng, có lông, có thể cao tới 1m. Thân mập, có rãnh, khía rõ rệt. Lá dài, dày, có răng cưa to, hai mặt đều có lông. Cuống lá có cánh. Ở góc cuống lá có hai tai nhỏ trông như lá kèm. Cụm hoa đầu, đồng giao, mọc thành ngù kép, mỗi ngù con gồm 1 - 3 đầu. Tràng mảnh, chia làm 4 thùy, 4 nhị. Bầu hình trụ. Quả hình trụ, mang một chùm lông trắng ở đỉnh. Mùa hoa vào mùa hè.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại ở những nơi đất hoang ẩm ướt. Chưa ai đặt vấn đề trồng. Lá có mùi thơm, có thể dùng nấu canh, ăn được. Khoảng từ tháng 3 đến tháng 7, tuy cây đã ra hoa nhưng vẫn có thể hái lá non ăn được.
 
C. Thành phần hoá học

Trong rau tàu bay non có tới 93.1% nước, 2.3 – 2.5% protit, 1.7 – 1.9% gluxit, 1.6% xenluloza, 0.9% tro, 81mg% canxi, 25mg% P, 3.4mg% caroten, 10mg% vitamin C.
 
Về mặt dinh dưỡng, rau tàu bay có giá trị dinh dưỡng tốt. Không có chất độc gây phá hủy hồng cầu hay làm hại máu như một số người thường nói, nhưng vì rau tàu bay có chứa rất ít chất sắt cho nên nếu ăn lâu dài cần phối hợp rau tàu bay với những rau khác chứa nhiều chất sắt như bí đỏ, rau muống,...
 
D. Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy nhân dân ở những vùng hiếm rau hái cây, lá non về nấu ăn thay rau. Tại một số vùng, nhân dân dùng lá tươi, giã nát hay nhai nát rồi đắp lên những vết rắn, rết cắn.
 
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi)


Phân biệt rau tàu bay và cỏ tàu bay để không sử dụng nhầm lẫn