Tìm hiểu về cây Bạch Tiền: Đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng trong y học cổ truyền

Bạch Tiền (Cynanchum stauntonii) là loài thảo dược quý với nhiều tác dụng dược lý như giảm ho, long đờm, kháng viêm và hỗ trợ điều trị ung thư. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về cây Bạch Tiền, phân bố, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, cũng như cách sử dụng hiệu quả trong y học cổ truyền.

Aug 24, 2024 - 13:58
 0  10
Tìm hiểu về cây Bạch Tiền: Đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng trong y học cổ truyền
Tìm hiểu về cây Bạch Tiền: Đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng trong y học cổ truyền

Tên tiếng Việt: Bạch tiền lá liễu; Sát khuyển staunton; ngũ giác

Tên khoa học: Cynanchum stauntonii (Decne.) Schltr. ex H.Lév. Asclepiadaceae (họ Thiên lý).

Tên khác: Pentasacme stauntonii Decne.; Vincetoxicum stauntonii (Decne.) C.Y.Wu & D.Z.Li; Pantasacme

brachyantha Hand.-Mazz.;

Mô tả cây: Cây thân thảo, cao đến 1 m. Thân đứng, không lông, có nhựa mủ trắng. Lá mọc đối, có phiến hẹp, nhọn ở 2 đầu, dài 6-13 × 0,3-0,9 cm; cuống lá khoảng 2-5 mm; có khoảng 6 cặp gân phụ. Cụm hoa nhỏ, dạng xim; cuống hoa dài 1-9 mm; lá đài hình bầu dục thuôn 1-1,5 × 0,4-0,5 mm; cánh hoa thường có màu vàng lục nhạt, ít khi màu tím, dài 5 mm, tiền khai vặn, ống tràng dài 1,5 mm. Đầu nhuỵ lồi, không thò ra ngoài. Quả đại, thuôn dài 9-12 cm, nhọn ở đầu, trơn láng. Hạt thuôn dài, có lông ở đầu hạt dài 2,5 cm.

Phân bố, sinh thái: Cây mọc ở bờ đê, đập và cả trong rừng núi cao. Thường gặp ở Hà Tiên và Sa Pa. Còn có ở Trung Quốc. Mùa hoa quả từ tháng 5 đến tháng 12.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Thân rễ (Rhizoma Cynanchi stauntonii), thường gọi là Bạch Tiền. Thu hái thân rễ vào mùa thu, rửa sạch phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học: Saponin steroid (stauntosid C-K, cynatratosid B, glaucogenin A, E, neocynapanogenin F 3-O-thevetosid, anhydrohirundigenin monothevetosid, glaucogenin-C-thevetosid), tinh dầu [(E,E) -2,4-decadienal]. Ngoài ra còn có sitosterol, triterpen (hancockinol) và acid béo (C24–C30).

Tác dụng dược lý: Rễ có tác dụng giảm ho, long đờm, làm giãn cơ trơn khí quản, kháng viêm. Tinh dầu trong rễ có tác dụng kháng virus cúm. Ngoài ra rễ còn có tác dụng kháng tế bào ung thư.

Công dụng và cách dùng: Rễ được dùng chữa ho, long đờm, lao phổi, cúm, ho, viêm phế quản, trẻ cam tích.


BẠCH TIỀN   白 錢

Vincetoscium japonicum.

Xuất xứ: Biệt Lục.

Tên khác: Thạch lam, Thấu dược (Đường Bản Thảo), Sinh bạch tiền (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học: Vincetoscium japonicum.

Mô tả: Loài rau mọc ở đồi núi, mùa hè thu có hoa hồng nhạt hoặc trắng tùy từng thứ.

Địa lý: Cây hiếm thấy ở Việt Nam.

Thu hái, sơ chế: Chọn rễ phơi âm can giữa tháng 2-8, loại khô giòn không củ là thứ tốt.

Phần dùng làm thuốc: Thân và rễ.

Mô tả dược liệu: Dùng rễ, thân rễ và thân trên mặt đất (dùng thân trên mặt đất là chính). Phần lớn thương phẩm của Bạch tiền là thân trên mặt đất đã bỏ lá và rễ, rễ và rễ phụ rất ít. Thân trên mặt đất hình viên trụ giữa trống như ống dài khoảng 6-9cm đến 12-20cm, thô khoảng 1,5-6m. Bên ngoài màu xám vàng hoặc màu nâu nhạt, có vết nhăn dọc nhỏ, đồng thời có đấu lá mọc đối rõ ràng hơi lồi lên, hơi thể hiện hình bán vòng, ngoài ra còn có vết mềm mặt cắt của thân rễ giống như miệng vịt thành ống trong màu trắng, vùng gốc thên trên mặt đất nối liền thân rễ mọc xiên, hình đốt phình to mọc toả nhiều rễ dạng phụ phần lớn rơi rụng chỉ để lại dấu vết thân bên ngoài, rễ màu vàng nâu hoặc màu đỏ nâu. Vùng đốt bẻ ngang và màu trắng bên trong chắc phần giữa đốt bẻ gãy thường là dạng ống thành ống dày hơn. Rễ Bạch tiền đặc, mềm, khô, trắng không mọt là tốt. Nên phân bệt với Bạch vi, Bạch tiển bì.

Tác dụng : Tuyên phế, giáng khí, hạ đàm, chỉ khát, dùng làm thuốc khử đàm, trấn ho.

Tính vị, Vị cay nhọt, tính hơi ấm.

Qui kinh: Vào kinh Phế (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Chủ trị: Ho suyễn, đàm nhiều (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Liều dùng: Dùng từ 3-9g, dùng ngoài tùy ý.

Kiêng kỵ: Không có thực tà cấm dùng.

Bào chế: Ngâm nước Cam thảo sao khô. Khi bào chế Bạch tiền cần dùng nước Cam thảo sống ngâm 1 giờ (phục thời) rồi lấy ra khử đầu lông, sấy khô mà dùng (Lôi Công).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Ho lâu ngày khạc ra máu, dùng Bạch tiền, Cát cánh, Tang bạch bì 3 lượng, Chích cam thảo 1 lượng sao với mật, đổ vào 6 tô nước sắc còn 1 tô chia 3 lần uống, cử thịt heo, rau cải thìa (Tùng thái) (Ngoại Đài Bí Yếu ).

+ Trị ho xốc, khí nghịch lâu ngày người nặng nề thở ngắn, bụng căng đầy, ban đêm ngồi dựa vào vách không nằm được thở khỏ khè như gà kêu dùng “Bạch tiền thang” Gồm Bạch tiền 2 lượng, Tử uyển, Bán hạ, mỗi thứ 3 lượng, Đại kích mỗi thứ 7 chén, ngâm với 1 đấu nước trong 1 đêm, sắc 3 thăng chia uống nhiều lần, không được thịt dê và kẹo mạch nha (Thâm Sư Phương).

+ Trị viêm khí quản, hen suyễn: Bạch tiền, Khoản đông mỗi thứ 2 chỉ, Ma hoàng 1 chỉ, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trịho suyễn do phế nhiệt, đàm vàng dính, ho khó ra, rêu lưỡi vàng khô, tiểu vàng ngắn  Bạch tiền 3 chỉ, Tang bì 3 chỉ, Sinh điạ hoàng 4 chỉ, Phục linh 3 chỉ, Địa cốt bì 3 chỉ, Ma hoàng 1 chỉ, Sinh khương 2 chỉ sắc uống (Bạch Tiền Thang  - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị đậu sởi chưa mọc ra: Bạch tiền, lá Liễu toàn cây 4 lượng, sắc rửa.

Tham khảo:

Bạch tiền sinh ra ở gần đường rễ gần giống Tế tân mà lớn, màu trắng không mềm dễ gẫy thường dùng nhiều trong bệnh ho suyễn (Trửu Hậu Phương).

. Bạch tiền là 1 vị thuốc chữa ho, có sức mạnh đưa khí xuống, cốt chữa về bệnh khí thiệt, cũng giống như vị Mã đậu linh, nhưng Mã đậu linh lạnh mà Bạch tiền khí ấm (Bách Hợp)

Phân biệt:

. Cây Cynanchum Lin., cây Cynanchum strauntoni (Decn). Hand mazz., cây Cynanchum glaucesceno (Dcne) Hand. Mazz, đều được dùng làm cây bạch tiền (họ Asclepiadaceae) (Trung dược tài cập kỳ, thành phương chế tế Hương cảng).

. Nhiều nhà thực vật học Nhật bản cho cây Cynachum japonicum hemsl hoặc Cynanchum japonicum M. et D. var. Purpurasecyns Maxim, xác định là cây Bạch tiền.

. Tại vùng Sơn Đông (TQ) nhân dân dùng rễ của cây Bạch tiền (Cynachum Bungeidcne) với tên Bạch thủ ô (Hà thủ ô trắng).