Tạo Giác (Fructus Gleditsiae): Vị Thuốc Đông Y Trừ Đàm và Thông Khiếu Hiệu Quả

Tạo Giác, còn được biết đến với các tên gọi khác như Quả bồ kết, Nha tạo và Trư nha tạo, là một vị thuốc Đông y có nguồn gốc từ Thần Nông Bản Thảo Kinh. Với tính vị cay và ôn, Tạo Giác giúp trừ đàm, thông khiếu, giảm sưng và nhuận trường. Được sử dụng chủ yếu để điều trị các chứng đờm suyễn, đau cổ, viêm họng và táo bón. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng và các lưu ý khi sử dụng Tạo Giác để tối ưu hóa lợi ích của nó trong chăm sóc sức khỏe.

May 15, 2024 - 17:00
May 15, 2024 - 17:13
 0  12
Tạo Giác (Fructus Gleditsiae): Vị Thuốc Đông Y Trừ Đàm và Thông Khiếu Hiệu Quả
Vị thuốc Tạo Giác (Fructus Gleditsiae) 皂角
Tạo Giác (Fructus Gleditsiae): Vị Thuốc Đông Y Trừ Đàm và Thông Khiếu Hiệu Quả

Vị thuốc: Tạo Giác

Tên khác: Quả bồ kết, Nha tạo, Trư nha tạo

Tên Latin: Fructus Gleditsiae

Tên Pinyin: Zaojiao

Tên tiếng Hoa: 皂角

Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh

Tính vị: Vị cay, tính ôn

Quy kinh: Vào kinh phế và đại trường

Hoạt chất: Gledigenin, gledinin, gleditschiasaponin, arabinose, ceryl alcohol

Dược năng: Trừ đàm, thông khiếu, giảm sưng, nhuận trường

Liều Dùng: 1,5 - 5g

Chủ trị:

Trị đờm suyễn, đau cổ, viêm họng, táo bón

Độc tính:

Hơi độc, tránh dùng quá liều

Kiêng kỵ:

Phụ nữ có thai cấm dùng.

Không có thực tà không nên dùng


Hình ảnh quả bồ kết xanh

Cây Bồ kết-Gleditsia fera, Fabaceae

Tên khác: Bồ kếp, Chùm kết, Tạo giác.

Tên khoa học: Gleditsia fera (Lour.) Merr.; (Gleditsia australis F.B.Forbes & Hemsl), Fabaceae (Họ Đậu).

Mô tả cây:   Cây gỗ to, cao 5 – 7 m. Thân thẳng, vỏ nhẵn và gai cứng, phân nhánh, dài 10 – 15 cm. Cành mảnh, hình trụ, khúc khuỷu, lúc đầu có lông sau nhẵn và có màu xám nhạt. Lá kép so le, hai lần lông chim, có lông nhỏ và có rãnh. Lá chét 6 – 8 đôi, thuôn, mọc so le. Cụm hoa thành chùm ở ngoài kẻ lá, dài 10 – 15cm. Hoa màu trắng, đài hình ống, tràng 5 cánh; hoa đực có 10 nhị, hoa lưỡng tính có 5 nhị, bầu có nhiều ô chứa tới 12 noãn. Quả đậu mỏng, thẳng hoặc hơi cong, chứa 10 – 12 hạt. Mùa hoa tháng 5 – 7, mùa quả tháng 8 – 10.      

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Quả bồ kết (Tạo giác – Fructus Gleditsiae), thu hái khi quả chín, phơi khô có màu đen bóng. Gai bồ kết (Tạo giác thích – Spina Gleditsiae), thu hái quanh năm, tốt nhất là tháng 9 đến tháng 3 năm sau, phơi khô. Hạt bồ kết (Tạo giác tử – Semen Gleditsiae), lấy quả già, phơi khô.

Thành phần hóa học: Quả có saponin triterpen thuộc nhóm olean, hàm lượng có thể lên đến 10%. Ngoài ra còn chứa các flavonoid như luteolin, vitexin…

Công dụng và cách dùng: 

Quả bồ kết: chữa bí đại tiện, bí trung tiện sau khi mổ, chữa tắt ruột chữa ho nhiều đờm, chữa sâu răng, nhức răng, trẻ em bị chốc đầu, rụng tóc. Quả bồ kết (bỏ hạt) sao vàng hay sao tồn tính, tán bột uống.

Chữa quai bị: quả bỏ hạt tán nhỏ hòa với giấm thanh, tẩm bông đắp vào chỗ đau.

Hạt bồ kết: chữa lỵ mãn tính, mụn nhọt. Hạt sao vàng tán nhỏ dùng để uống.

Gai bồ kết: chữa mụn nhọt,  sưng vú, tắc tia sữa ở phụ nữ. Gai bồ kết sao đen tồn tính, uống dạng thuốc sắc.

Dùng làm nước gội đầu, làm sạch gầu, trơn tóc.

Ghi chú : Phụ nữ có thai không được dùng.