Tang Thầm (Fructus Mori): Vị Thuốc Đông Y Bổ Âm và Dưỡng Huyết Hiệu Quả

Tang Thầm, còn được biết đến với tên khoa học là Fructus Mori, là một vị thuốc Đông y quý giá với tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân và nhuận trường. Vị thuốc này thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng âm suy, thiếu máu, khô miệng và táo bón. Với các hoạt chất như rutin, carotene và vitamin C, Tang Thầm là lựa chọn lý tưởng để cải thiện sức khỏe toàn diện. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng và cách sử dụng Tang Thầm trong y học cổ truyền.

May 15, 2024 - 16:50
 0  19
Tang Thầm (Fructus Mori): Vị Thuốc Đông Y Bổ Âm và Dưỡng Huyết Hiệu Quả
Vị thuốc Tang Thầm (Fructus Mori) 桑椹
Tang Thầm (Fructus Mori): Vị Thuốc Đông Y Bổ Âm và Dưỡng Huyết Hiệu Quả

Vị thuốc: Tang Thầm

Tên Latin: Fructus Mori

Tên Pinyin: Sangshen

Tên tiếng Hoa: 桑椹

Tính vị: Vị ngọt, tính hàn

Quy kinh: Vào kinh tâm, can, thận

Hoạt chất: Rutin, carotene, vitamin A, B1, B2, C; chất đạm, đường, anthocyanidinglucoside, lipids, cyanidin

Dược năng: Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân, nhuận trường

Liều Dùng: 6 - 15g

Chủ trị:

- Âm suy và thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, điếc, mất ngủ, bạc tóc sớm: Dùng phối hợp tang thầm với hà thủ ô, nữ tinh tử và mặc hạn liên.

- Khát và khô miệng do thiếu dịch trong cơ thể hoặc đái đường biểu hiện khát thèm uống nước, đái nhiều và mệt mỏi: dùng phối hợp Tang thầm với Mạch đông, Nữ trinh tử và Thiên hoa phấn.

- Táo bón do khô ruột: dùng phối hợp Tang chi với Hắc chi ma, Hà thủ ô và Hoạt ma nhân.

Kiêng kỵ:

Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy, phân sống không nên dùng


Dâu tằm-Morus alba , Moraceae

Cây thuốc Dâu tằm-Morus alba , Moraceae

Tên khác: Dâu tằm

Tên khoa học: Morus alba L., Moraceae (họ Dâu tằm).

Mô tả cây: Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 3 m, vỏ thân, cành có những nốt sần. Lá đơn, mọc so le, phiến lá hình xoan dài 5-10 cm, rộng 4-8 cm, gốc lá hình tim, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa đơn tính cùng gốc hay khác gốc, không cánh. Hoa đực mọc thành chùm hoặc gié.  Hoa cái hợp thành bông đuôi sóc hơi dài hơn rộng. Quả phức hình trụ, khi chưa chín màu trắng xanh, khi chín màu đỏ hồng chuyển sang đen, vị ngọt hơi chua.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Lá (Folium Mori, Tang diệp), vỏ (Cortex Mori, Tang bạch bì), cành (Herba Mori, Tang chi), quả (Fructus Mori, Tang thầm); Thu hái quanh năm. Ngoài ra, tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu), tầm gửi cây Dâu (Tang ký sinh) cũng được dùng.

Thành phần hoá học: Các thành phần chính trong lá, vỏ thân và vỏ rễ Dâu tằm là flavonoid và stilben. Ngoài ra còn có các hợp chất phenol đơn giản, coumarin, triterpenoid, carotenoid…

Lá chứa flavonoid (morusin và dẫn xuất, kuwanon H, quercetin, quercitrin, apigenin…), stilben (resveratrol), coumarin (umbelliferon, scopoletin, scopolin), alkaloid [1-deoxynojirimycin (DNJ)].

Vỏ rễ có các prenyl flavonoid (mulberrin (0,15%), mulberrochromen (0,2%), cyclomulberrin, cyclomulberrochromen, morusin. moracin A-M), stilben (resveratrol, oxy-trans resveratrol), coumarin (scopoletin, umbelliferon).

Quả chứa đường, protein, tannin, carotenoid, anthocyanidin…

Tổ bọ ngựa có protid, chất béo, calci.

Công dụng và cách dùng: Lá dùng chữa sốt cảm, ho, viêm họng, cao huyết áp. Vỏ rễ trị hen suyễn, phù, dị ứng. Cành trị phong thấp đau nhức. Quả trị viêm gan mạn tính, thiếu máu, suy nhược thần kinh. Tang ký sinh chữa đau lưng, đau mình, chân tay tê bại. Tổ bọ ngựa chữa di tinh, đi tiểu nhiều lần, liệt dương, trẻ đái dầm.