Thiên tiên tử, sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules (Hyoscyamus niger L)

Cây Thiên tiên tử còn nhiều tên gọi khác nhau có tên khoa học Hyoscyamus niger cây có tác dụng chữa đau răng, răng sâu còn theo Tây y, cả hạt và lá đều được xếp vào thuốc độc bảng A bởi vậy cần lưu ý khi sử dụng cây này.

Oct 20, 2021 - 07:49
 0  16
Thiên tiên tử, sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules (Hyoscyamus niger L)
Xem chi tiết ảnh cây Thiên tiên tử - Hyoscyamus niger
Thiên tiên tử, sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules (Hyoscyamus niger L)
Thiên tiên tử, sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules (Hyoscyamus niger L)
Thiên tiên tử, sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules (Hyoscyamus niger L)
Thiên tiên tử, sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules (Hyoscyamus niger L)

Thiên tiên tử còn gọi là sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules.

Tên khoa học: Hyoscyamus niger L. Thuộc họ Cà Solanaceae.

Trước và sau ít ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975) ở các tỉnh phía Nam, một số cơ sở có mua một số hạt có tên thiên tiên tử để xuất sang Hồng Kông cho người Hoa dùng làm thuốc bắc. Đối chiếu hạt đó với thiên tiên tử được mô tả trong sách Trung Quốc, chúng tôi thấy không giống. Rất tiếc là chúng tôi chưa có điều kiện xác định những hạt này được nhân dân ta thu hái ở cây nào ở nước ta, cũng như nước ngoài mua hạt này của ta về làm gì. Cho nên, chúng tôi cung cấp ở đây những tài liệu của chính Trung Quốc và một số nước về thiên tiên tử.
 
A. Mô tả cây

Thiên tiên tử là hạt của cây thiên tiên tử, một loại cỏ sống hàng năm hay hai năm, có thể cao 0.5m hay hơn. Thân và lá phủ nhiều lông. Phiến lá có thể dài 20 - 25cm, rộng 5 - 7cm, lá phía dưới có cuống, lá phía trên thân không cuống hơi ôm vào thân. Phiến lá chia nhiều thùy, gân chính lá nổi rõ. Hoa mọc thành xim một ngả, tràng hoa màu vàng nhạt với những thùy tràng không đều nhau, vối những đường gân của cánh tràng màu tía, 5 nhị. Ngoài loài Hyoscyamus niger kể trên, người ta còn khai thác cả thiên tiên tử hoa trắng Hyoscyamus albus cũng có cánh tràng màu vàng nhạt nhưng không có đường gân màu tía.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Thiên tiên tử được dùng trong cả Đông y và Tây y. Tây y hoàn toàn nhập và theo chúng tôi biết Đông y cũng phải nhập. Có người nói ở nước ta cũng có cây này. Nhung rất tiếc, cho đến nay chúng tôi chưa được biết. Đông y và Tây y đều thống nhất cây này có độc, vì trong Thần nông bản thảo (Tập bản thảo cổ nhất thế kỷ thứ 2) thì thiên tiên tử được xếp vào hạ phẩm (nghĩa là có tác dụng nhưng có độc). Chúng ta cũng không rõ Trung Quốc có vị này hay cũng chỉ nhập rồi bán sang ta. Tại các nước châu Âu, thiên tiên tử được trồng và thu hoạch ở các vùng ven biển Địa Trung Hải, các nước Trung Á và Tây Á. Người ta thường chọn cây sống 2 năm (chỉ có những cây này mới được công nhân chính thức làm thuốc). Tại những nước này, trồng vào tháng 2 - 3, thu lứa đầu vào tháng 7, có thể thu lứa thứ 2 vào tháng 9, lứa thứ 3 vào tháng 10. Nhưng muốn thu hái lá đủ tiêu chuẩn (thu hái lúc cây ra hoa) thì phải trồng vào tháng 6, nếu không cây ra hoa ngay trong những năm đầu. Pháp lại quy định, thu hái lá ở những cây có quả non. Hạt để làm thuốc phải được thu hái trên những cây có quả chín hay gần chín. Mỗi quả chứa tới 500 hạt. Hạt rất nhỏ, đường kính 1mm, hơi hình thận, màu nâu nhạt hay xám tro.
 
C. Thành phần hóa học

Lá thiên tiên tử chứa 0.045 đến 0.08 – 0.12 và đặc biệt tới 0.2% ancaloit toàn phần. Trong đó, chủ yếu là hyoscyamin, một ít atropin, hyoscin hay scorolamin .
 
Hạt thiên tiên tử chứa 0.1 đến 0.14% ancaloit toàn phần trong đó có những ancaloit giống như trong lá. Ngoài ra, trong hạt còn chứa 20 - 30% dầu béo màu vàng lục nhạt và chừng 30% tinh bột.
 
D. Tác dụng dược lý

Tương tự cà độc dược, giãn đồng tử, giảm bài tiết (nước bọt,...) làm liệt đối với đầu thần kinh tim của các sợi thần kinh điều chỉnh của thần kinh phế vị, dẫn đến làm tim đập nhanh gây liệt các trung tâm thần kinh, giảm tính kích thích của vỏ não dãn đến các tác dụng làm dịu và gây ngủ.
 
E. Công dụng và liều dùng

Trong các tài liệu Đông ỵ cổ, thiên tiên tử có tính hàn (lạnh), vị đắng, có tác dụng giảm đau chấn kinh, dùng trong những trường hợp đau răng, điên cuồng. Ngày dùng 1.5 – 3.0g. Những trường hợp khí hư, vị nhược cấm được dùng. Đau răng thì nhét bột thiên tiên tử vào nơi răng sâu hoặc hun khói sau khi đốt. Hạ phẩm vì có độc.
 
Theo Tây y, cả hạt và lá đều được xếp vào thuốc độc bảng A. Thường dùng dưới dạng bột (phải chứa 0.2% ancaloit) với liều 0.1 – 0.2g cho người lớn, liều tối đa một lần 0.2g, 24 giờ là 0.6g, trẻ em dùng mỗi tuổi dùng 5 miligam liều tối đa trong một lần là 0.1 g, trong 24 giờ là 0.3g dưới dạng thuốc viên hay pôxiô. Cồn thiên tiên tử (thuốc độc bảng C) mỗi gam tương đương với 57 giọt. Ngày dùng 1 đến 3g dưới dạng giọt. Liều tối đa một lần 1g, trong 24 giờ là 4g. Cùng những chỉ định như cà độc dược.
 
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi)