Tiềm năng phát triển thị trường dược liệu cây dược liệu tại Việt Nam hiện nay

Trong số các loài thực vật bậc cao đã được biết ở Việt Nam, có 5.117 loài cây dược liệu đã được ghi nhận, trong đó khoảng 200 loài đã được khai thác thương mại. Hiện thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Theo đó, hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có 63 bệnh viện y học cổ truyền công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh.

Jan 18, 2024 - 09:51
 0  60
Tiềm năng phát triển thị trường dược liệu cây dược liệu tại Việt Nam hiện nay
Theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền, hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế nước ta ước tính khoảng 100.000 tấn, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng dược liệu cần khoảng 60.000 - 80.000 tấn/năm các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu, trong khi các vùng trồng trong nước chỉ cung cấp được khoảng 30%, phần còn lại phải nhập khẩu nước ngoài.

Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong việc sử dụng các loại cây, con làm dược liệu, góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức khổng lồ mang bản sắc riêng của từng dân tộc, từng vùng miền.
 
Những bài thuốc đông y giá trị chữa ban sởi, viêm xoang, bệnh về gan, giải độc rắn cắn, bệnh lỵ, thống kinh, trĩ,,, của lương y lớp trước được nhiều người biết đến và đang được lớp kế cận học hỏi, tiếp tục phát huy.

Ngành y tế đã tổng hợp được danh mục loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh,

Tuy nhiên, trước thực trạng nền y học cổ truyền còn chưa phát huy được hết tiềm năng thì hướng đi phù hợp nhất của ngành dược nước ta dựa vào lợi thế sẵn có là nguồn cây dược liệu trong nước để phát triển, Đây sẽ là con đường nhanh chóng và thuận lợi nhất để đưa ngành dược Việt Nam đón đầu trong hội nhập quốc tế,

Theo Bộ Y tế, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu còn rất lớn vì không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các loại thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng so với việc sử dụng tân dược vì ít xảy ra những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể hơn,

Với kho tàng nguồn gen phong phú và cách sử dụng thuốc dựa vào kinh nghiệm như nước ta, sẽ rất phù hợp và hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban đầu này. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu từ cây dược liệu để chiết xuất các hoạt chất mới, giúp đem lại khả năng bào chế ra những bài thuốc mới với chi phí nghiên cứu phát triển kinh tế hơn rất nhiều so với việc nghiên cứu bào chế thành công một hóa dược mới, Theo thống kê, để có được một hóa dược mới, cần tiêu tốn chi phí từ 700 triệu USD đến 1,5 tỷ USD,

Xu hướng sử dụng cũng đang tăng theo hướng dùng theo y học cổ truyền; hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền (dạng bào chế, dùng thuốc, kỹ thuật, công nghệ chế biến, đóng gói, bảo quản…), thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung và cả mỹ phẩm,

Thống kê mỗi năm tổng giá trị sử dụng tiền thuốc sử dụng tại Việt Nam là khoảng 5,14 tỉ USD và con số này tăng theo từng năm,

Trong đó, tổng giá trị chế phẩm thuốc từ dược liệu (vị thuốc, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu) ước khoảng 440 triệu USD (8,4% tổng giá trị điều trị bệnh). Cụ thể chế phẩm từ dược liệu (thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền) ước tính 330 triệu USD và vị thuốc 110 triệu USD. Tổng giá trị dược liệu làm nguyên liệu sản xuất thuốc khoảng 200 triệu USD/năm, tương đương khoảng 50.000 tấn dược liệu/năm.

Hiện thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Theo đó, hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có 63 bệnh viện y học cổ truyền công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh.

Như vậy, nhu cầu sử dụng dược liệu rất lớn (khoảng 10%/năm); trong đó, khối bệnh viện y học cổ truyền công lập sử dụng khoảng 300 loại dược liệu khác nhau ở mức khoảng 3.000 tấn mỗi năm.

Tính đến tháng 12/2016, cả nước có khoảng 226 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trong đó có 131 cơ sở sản xuất qui mô công nghiệp) sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại dược liệu được dùng phổ biến,

Cả nước hiện có 1.440 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng với nhu cầu sử dụng dược liệu ước tính khoảng 20.000 tấn mỗi năm, Khối lượng dược liệu xuất khẩu theo thống kê đạt gần 5.000 tấn mang lại giá trị trên 6 triệu USD mỗi năm.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học dược, các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học (khoảng 700.000 triệu USD cho phát triển thuốc mới).

Vì vậy, những đặc sắc về nguồn gen và tri thức của nước ta chính là những lợi thế quan trọng để tiếp cận thị trường, giúp hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban đầu này.

Một thế mạnh nữa của Việt Nam chính là diện tích đất đai rộng lớn và trù phú với lượng nhân công dồi dào, rất phù hợp cho công tác nuôi trồng, thu hái dược liệu. Đặc biệt, giá trị kinh tế mang lại từ việc trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa), Cụ thể như: trồng đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm, cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm; trong khi đó cây lúa chỉ cho thu nhập từ 20-40 triệu đồng /ha/năm.

Xem thêm: Chi tiết 100 loại cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển

Trong khi Việt Nam được ưu đãi về thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu với hơn 5.000 loài thực vật dùng trong phòng bệnh và chữa bệnh.

Hiện với chiến lược quy hoạch ngành dược liệu đến năm 2030 thì một số địa phương đã quan tâm quy hoạch và triển khai trồng số cây dược liệu có hiệu quả chữa bệnh và giá trị kinh tế như: diệp hạ châu, đinh lăng, ích mẫu, kim tiền thảo, sa nhân tím, sâm ngọc linh, trinh nữ hoàng cung

Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước đồng thời, công tác phát triển dược liệu luôn được Nhà nước quan tâm. Đặc biệt, Luật Dược 2016 vừa được Quốc hội thông qua đã đưa ra rất nhiều chính sách lớn, tạo tiền đề quan trọng cho công tác phát triển dược liệu Việt Nam nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay

Luật Dược số 105/2016/QH13 của Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 06/4/2016, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

Xem chi tiết Dự án dược liêu quý

Tham khảo thêm:

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU VIỆT NAM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Files