Trâm bầu (Combretum Quadrangulare Kurz)

Trâm bầu Hạt và rễ đều có tác dụng trị giun; rễ chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm ỉa chảy. Nước sắc hạt Trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn.

Mar 11, 2021 - 19:45
 0  120
Trâm bầu (Combretum Quadrangulare Kurz)
Trâm bầu (Combretum Quadrangulare Kurz)

Trâm bầu, Chưn bầu, Chưng bầu, Tim bầu, Săng kê, Song re - Combretum qualrangulare Kurz., thuộc họ Bàng - Combretaceae.

1. Tên gọi:

  • Tên Việt Nam / Vietnamese name:  Trâm bầu
  • Tên khác / Other name:  chưng bầu, tim bầu, săng kê, song re
  • Tên khoa học / Scientific name:   Combretum Quadrangulare Kurz
  • Đồng danh / Synonym name:  

2. Họ thực vật / Plant family:  Họ Combretaceae

3. Mô tả / Description:

Cây nhỡ, cao 2-10m. Thân có nhiều cành ngắn rụng lá nom như gai. Cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hai mặt lá có lông, dày hơn ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành. Quả có 4 cánh mỏng, chứa một hạt hình thoi. Có nhiều loài, nhưng chỉ có loài trên được dùng làm thuốc.

4. Phân bố / Coverage:

Cây mọc hoang và được trồng ở các tỉnh phía nam, nhất là vùng đồng bằng.

Cây của miền Ðông dương, mọc hoang rải rác khắp nơi vùng nước ngọt, nước mặn và đất phèn. Cây thường được trồng lấy củi. Rất dễ trồng, không kén đất, nước ngập không chết, có nơi phát triển thành rừng.

Thu hái quả vào tháng 1-2, đem phơi khô, lấy hạt. Rễ, lá có thể thu hái quanh năm.

5. Tọa độ địa lý / Geographical coordinates:

6. Diện tích vùng phân bố / Coverage acreage :

Cây chân bầu được trồng ở miền nam Trung Bộ và miền Nam Việt Nam. Có cả ở Campuchia, Lào, Miến điện và Thái Lan. Thường người ta trồng để nuôi con kiến cánh đỏ, vì trên cây này, con cánh kiến cho nhiều cánh kiến. Chưa thấy ở miền Bắc. Đang thử trồng, cây mọc tốt nhưng chưa thấy ra quả.

7. Bộ phận dùng / Compositions used:

Hạt. Thu hái quả vào mùa thu-đông. Phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt. Còn dùng lá và vỏ cây.

Hạt, rễ, lá - Semen, Radix et Folium Combreti Quadrangularis.

8. Công dụng / Uses:

Hạt chữa giun đũa và giun kim. Nướng hoặc rang vàng rồi ăn với chuối chín. Người lớn, ngày 10-15 hạt (14-20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5-10 hạt (7-14g). Uống 3 ngày liền. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt.

Nhân dân miền Nam và Campuchia thường dùng quả làm thuốc chữa giun đũa, dùng phối hợp với lá mơ tam thể Paederia tomentosa. Thái nhỏ hai thứ trộn đều thêm bột và nước làm bánh ăn vào sáng sớm lúc đói.
Có khi người ta dùng chất nhớt ở vỏ những cành non để làm thuốc giun như trên.
Ngoài công dụng làm thuốc giun, người ta còn dùng vỏ cây chân bầu chữa trâu bò ngựa gầy gò. Nấu 5kg thóc với 500g vỏ cây chân bầu. Sau đó cho trâu bò ngựa uống nước sắc hoặc thóc ngâm cây dây ký ninh Tinospora crispa.

9. Thành phần hóa học / Chemical composition:

Trong hạt có tanin, dầu béo, acid béo, oxalat calcium, acid oxalic tự do,... Hàm lượng dầu trong hạt là 12%, chất không savon hoá là 4,3%. Dầu có màu nâu đỏ. Trong thành phần acid béo có acid palmitic (5,91%), acid linoleic (2,31%), do đó dầu Trâm bầu ngoài việc dùng trong công nghiệp xà phòng và tổng hợp các chất tẩy rửa, có thể dùng để ăn, nếu được tinh luyện kỹ ngay sau khi lấy dầu ra và loại bỏ độc tố.

10. Tác dụng dược lí / Pharmacological effects:

Hạt và rễ đều có tác dụng trị giun; rễ chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm ỉa chảy. Nước sắc hạt Trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn.

Hạt được dùng trị giun sán cho người và gia súc; chất nhầy ở vỏ và canh non, rễ cũng có tác dụng trị giun, nhất là đối với giun đũa và giun kim. Lương y Việt cúc dùng Trâm bầu trừ phong thấp, chữa sốt rét rừng và trị đau bụng. Lá sao sắc uống cầm ỉa chảy.

Nguyễn Bá Tước (trong bản luận án thi bác sĩ dược khoa “Nghiên cứu thực vật, hóa học và dược lý về một số vị thuốc giun ở Đông Dương”- Paris, 1953) có nghiên cứu vi phẫu, thành phần hóa học và dược lý của vị chân bầu.
Nhưng chưa thấy rõ hoạt chất là gì. Chỉ thấy trong nước pha hoặc cao cồn hay cao axeton có chất tanin.
Thí nghiệm dược lý trên chuột thấy có tác dụng chữa giun rõ rệt.

11. Đặc điểm nông học / Agronomic characteristics:Tháng 9-11.

12. Kiểm nghiệm / Acceptance test:

13. Bào chế, chế biến / Dosage, processed:

14. Sản phẩm đã lưu hành / Product stored:

15. Nghiên cứu mới:

Khả năng kháng một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản của dịch trích từ lá và hạt cây trâm bầu (Combretum quadrangulare) trong điều kiện in vitro

Tập 54, Số CĐ Thủy sản (2018) Trang: 151-157

Tác giả: Triệu Thị Thanh Hằng, Nguyễn Công Tráng, Cao Tuấn Đức, Lê Thị Thúy Vy

DOI: 10.22144/ctu.jsi.2018.048

Tóm tắt

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 17/05/2018

Ngày nhận bài sửa: 05/07/2018

Ngày duyệt đăng: 30/07/2018

Title: Study on the anti-bacterial activities of extracts from sakae naa (Combretum quadrangulare) on diseased aquatic animals-bacteria under in vitro conditions

Từ khóa: Cây trâm bầu, Combretum quadragulare, kháng khuẩn, thảo dược

Keywords: Anti-bacterial activities, fish disease, herbal medicine, sakae naa

ABSTRACT

The sakae naa (Combretum quadrangulare) which has long been regarded as a precious herb, can cure many diseases in human and aquatic animals. The extracts from its leaves and seeds using cold soaking in ethanol and heated extract method, were evaluated on anti-microbial activities in vitro against pathogenic bacteria such as Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella ictaluri and Vibrio parahaemolyticus. The results showed that the three pathogens were inhibited by sakae naa extracts with the diameter of bacteria-free halos of 5.3 mm, 8.98 mm, and 6.25 mm, respectively. The extracts obtained by heated method showed higher anti-bacterial activity compared to those obtained by ethanol solvents. The MIC (minimum inhibitory concentration) of leaves and seeds extracts against E. ictaluri was similar (16 μL/mL). The MIC of the seed extracts against A. hydrophila (12 ± 2.5 μL/mL) was lower than that of leaf extracts (28.8 ± 3.2 μL/mL). In the case of V. parahaemolyticus, MIC of the seed extracts (14.4 ± 1.4 μL/mL) was also lower than that of leaf extracts (21.6 ± 6.4 μL/mL). The findings from this study would provide essential elements in planning strategies for future sustainability of aquaculture by using herbs replacing antibiotics in treatment for aquatic animal diseases.

TÓM TẮT

Cây trâm bầu (Combretum quadrangulare) từ lâu được xem là loại thảo dược quý, chữa nhiều bệnh trên người và động vật thủy sản. Nghiên cứu này đánh giá khả năng kháng của các chất chiết xuất từ hạt và lá của cây trâm bầu đối với một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản như: Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella ictaluri và Vibrio parahaemolyticus. Thí nghiệm sử dụng dịch lá và hạt cây trâm bầu, trích theo hai phương pháp khác nhau (ngâm lạnh trong cồn và trích nước có gia nhiệt), để khảo sát tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch. Kết quả nghiên cứu xác định, dịch trâm bầu kháng vi khuẩn A. hydrophila; E. ictaluri và V. parahaemolyticus với đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 5,3 mm, 8,98 mm và 6,25 mm. Dịch trâm bầu trích bằng nước kháng khuẩn tốt hơn dịch trâm bầu trích bằng cồn, dịch trích hạt trâm bầu kháng khuẩn tốt hơn dịch trích lá. Minimum inhibitory concentration (MIC) của dịch trích lá và hạt trâm bầu đối với E. ictaluri là như nhau (16 µL/mL). Với vi khuẩn A. hydrophila, MIC của dịch trích hạt (12 µL/mL) thấp hơn so với MIC của dịch trích lá (28,8 µL/mL). Với V. parahaemolyticus, MIC dịch trích hạt (14,4 µL/mL) cũng thấp hơn MIC dịch trích lá (21,6 µL/mL). Nghiên cứu này cung cấp thông tin có giá trị khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm ra các giải pháp ứng dụng cây trâm bầu vào phòng trị bệnh cho động vật thủy sản.

Trích dẫn: Triệu Thị Thanh Hằng, Nguyễn Công Tráng, Cao Tuấn Đức và Lê Thị Thúy Vy, 2018. Khả năng kháng một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản của dịch trích từ lá và hạt cây trâm bầu (Combretum quadrangulare) trong điều kiện in vitro. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 151-157.

Tài về theo File đính kèm dưới đây

Tài liệu 1: Khả năng kháng một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản của dịch trích từ lá và hạt cây trâm bầu (Combretum quadrangulare) trong điều kiện in vitro

Tài liệu 2: Nghiên cứu thành phần hóa học cây trâm bầu Combretum Quadrangulare

Files