Vị thuốc Tiên Hạc Thảo (Herba et Gemma Agrimoniae)
Tiên Hạc Thảo, còn gọi là Long Nha Thảo, là vị thuốc quý từ cây Agrimonia Nepalensis thuộc họ Hoa Hồng. Vị thuốc này có tính vị đắng, cay, tính bình, quy vào kinh phế, can và tỳ. Tiên Hạc Thảo có tác dụng cầm máu, trị tiêu chảy và sổ giun. Với các hoạt chất như agrimonine và luteolin-7-B-glucoside, thuốc giúp điều trị chảy máu cam, nôn ra máu, ho ra máu, tiểu ra máu và chảy máu nướu răng. Liều dùng từ 9 - 15g dưới dạng thuốc sắc.
Vị thuốc: Tiên Hạc Thảo
Tên Latin: Herba et Gemma Agrimoniae
Tên Pinyin: Xianhecao
Tên tiếng Hoa: 仙鹤草
Tính vị: Vị đắng, cay, tính bình
Quy kinh: Vào kinh phế, can, tỳ
Hoạt chất: Agrimonine, agrimonolide, cosmosiin, agrimol A, B, C, D, E, saponins, luteolin-7-B-glucoside, apigenin-7-B-blucoside, tannin
Dược năng: Chỉ huyết, chỉ lỵ, bài trùng
Liều Dùng: 9 - 15g
Chủ trị:
- Tiên hạc thảo có tác dùng cầm máu, dùng trị các chứng chảy máu do nhiệt như chảy máu cam, nôn mửa có máu, ho ra máu, tiểu ra máu, chảy máu nướu răng.
- Cầm tiêu chảy
- Sổ giun
Kiêng kỵ:
Chóng mặt, buồn nôn không dùng
Cây Long Nha Thảo (Tiên Hạc Thảo) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Còn có tên Tiên Hạc Thảo.
Tên khoa học Agrimonia nepalensis D. Don (Agrimonia eupatoria auct. non L.).
Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae.
Mô tả cây
Loại cỏ cao 0,5-1,5m, toàn thân và mang lông trắng, nhiều cành. Thân rễ mọc ngang, đường kính có thể đạt tới 1cm. Lá mọc so le, kép, dìa lẻ, lá chét hình trứng dài, mép có răng cưa to. Cạnh những lá chét to có nhiều lá chét nhỏ. Lá chét to dài chừng 6cm, rộng chừng 2,5cm, lá chét nhỏ có khi chỉ dài 5mm. Cả hai mặt lá đều mang nhiều lông. Hoa nhỏ mọc thành chùm mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, Cánh hoa màu vàng. Quả gồm 2-3 quả bế bọc xung quanh bởi đế hoa có đài ở mép trên. Toàn bộ có nhiều gai.
Phân bố, thu hái và chế biến Cây mọc hoang ở miền Bắc Việt Nam (quanh thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn), chưa được khai thác ở nước ta.
Tại các nước khác cũng có: Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Triều Tiên. Thu hái: Thường nở hoa vào mùa hạ. Cay hái vào mùa thu. Phơi khô trong mát.
Thành phần hóa học
Nhiều người nghiên cứu, nhưng báo cáo chưa thống nhất.
- Có tài liệu cũ nói trong long nha thảo có tanin, có phản ứng phloroglucotanoit, rất ít tính dầu, không có ancaloit, không có glucozit, không có chất béo, có sterol và một đường.
- Năm 1939-1940 và 1950 Ngô Văn Thùy và Cừu Tác Lâm đã nghiên cứu lấy ở long nha thảo một chất màu đỏ nâu gọi là agrimonim (có C, H, N, O) và nhiều axit tanic.
- Năm 1958, theo báo Hóa học thế giới (1- 7-1958), các tác giả Hứa Thực Phương và Lưu Tỉnh Giai đã chiết xuất từ long nha thảo được các chất sau đây:
a) Chất agrimonin A có tinh thể màu trắng, độ chảy 288-290 độ , công thức thô tạm định là C29H49O5,, có tính chất một sterol;
b) Chất agrimonin B tinh thể màu trắng, độ chảy 235 độ, công thức thô tạm định là C14H19O10. có tính chất một axit nhân vòng;
c) Chất agrimonin C đun tới 340độ thì bị phân giải, có tính chất phenol;
d) Một chất axit là một chất bột, vô định hình, màu nâu hòa tan trong dung dịch kiếm rồi sấy khô tức là chất lưu hành trên thị trường với tên long nha thảo tố. Cả 4 chất trên thử được lý đều không thấy tác dụng cầm máu.
Tác dụng dược lý
Long nha thảo có tác dụng tiêu viêm, săn, tăng sự dinh dưỡng của tế bào, tăng sức động của huyết dịch.
Hai nhà nghiên cứu Ngô Văn Thùy, Cầu Tác Lâm đã tiến hành thí nghiệm tác dụng của long nha thảo trên chó, thỏ và ếch đã đi đến một số kết luận sau đây:
- Làm tăng huyết áp của chó và thỏ, có lẽ do tác dụng co mạch.
Đối với ếch liều nhỏ có tác dụng làm tim đập mau (tăng tần số tim đập) và làm hẹp biên độ. liều lớn có tác dụng làm liệt tim.
- Làm tăng tốc độ đông của huyết dịch.
- Kích thích trung khu hô hấp, liều cao, lúc đầu gây hô hấp mau lên, nhưng về sau lại suy yếu. Liễu độc đối với thỏ là 0,2g/kg thể trọng.
- Đối với tử cung cô lập, liều nhỏ hơi có tác dụng hưng phấn, liều cao ngược lại, có tác dụng di hoãn.
- Đối với cơ của xương thì có tác dụng hưng phấn, nhưng đối với thần kinh cơ ở các khớp thì lại hơi có tác dụng tế như hiện tượng trúng tên độc.
- Hơi làm dãn đồng từ của ếch.
- Tăng sức đề kháng của tế bào.
- Làm hạ huyết đường.
- Không có ảnh hưởng đối với trung khu thần kinh và thần kinh giao cảm.
Công dụng và liều dùng
Nhân dân dùng long nha thảo làm thuốc cầm máu chữa bệnh đi ỉa ra máu, thổ huyết, ho ra máu, đổ máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày uống 6-15g dưới dạng thuốc sắc, chia nhiều lần uống trong ngày.
Còn dùng làm thuốc bổ tim, chữa mụn nhọt, chữa lỵ.
Các đơn thuốc có long nha thảo
Long nha thảo tổ:
Thuốc tiêm chế bằng thuốc sắc long nha thảo đã loại tanin, saponin, đường, protit. Sau đó dùng dung mới tinh chế nhiều lần được chất vô định hình thì chế thành thuốc tiêm, mỗi ống 5ml có 0,01g long nha thảo tố.
Có khi chế thành thuốc nước hoặc viên, dùng trong các trường hợp bị thương băng huyết tử cung, xuất huyết, thay ecgotin.
Ái mẫu ninh:
Long nha thảo tố và cao lỏng đương quy chế thành thuốc viên, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 2-4 viên.
Dung dịch ái mẫu ninh: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa con.
Theo BS. Tiểu Lan
Tiên hạc thảo được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
1, Thu liễm cầm máu:
Bài 1: tiên hạc thảo 12 - 20g, sắc nước, thêm đường trắng pha uống, ngày uống 2 lần. Trị các chứng chảy máu.
Bài 2: tiên hạc thảo 20g, xuyến thảo 12g, ngó sen 20g. Sắc uống. Trị nôn ra máu, đại tiện ra máu, băng huyết. Hoặc nghiền thành bột đắp chỗ đau chảy máu do chấn thương.
Bài 3: tiên hạc thảo 20g, liên bồng thán 20g, hương phụ sao 6g. Sắc uống. Trị tử cung chảy máu cơ năng.
2, Thanh trường, cầm tiêu chảy:
Tiên hạc thảo 20g sắc, thêm 20g đường trắng pha uống. Trị viêm ruột, lỵ.
3, Bổ trung ích khí:
Tiên hạc thảo tươi 120g, đại táo 63g. Sắc uống. Dùng khi trung khí bất túc, mệt mỏi; các chứng viêm nhiễm sốt có triệu chứng xuất huyết (sốt xuất huyết, xuất huyết đường tiêu hóa...).
4, Tẩy trùng, chống viêm:
Bài 1: rễ hoặc mầm tiên hạc thảo thu hái vào đầu xuân, cuối thu; rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài khi còn tươi, phơi khô, nghiền thành bột mịn. Người lớn 50g, trẻ em 1g/kg thể trọng, uống vào sáng sớm, lúc đói. Trị giun đũa. Nếu sau 2 giờ không thấy biểu hiện đi đại tiện thì uống thêm thuốc tẩy.
Bài 2: tiên hạc thảo làm thành cao lỏng, thêm ít mật ong, bôi ngoài. Chữa mụn nhọt sưng, trị hạch bị viêm, viêm tuyến sữa.
5, Món ăn chữa bệnh có tiên hạc thảo:
Nước sắc tiên hạc thảo đường đỏ trứng gà: tiên hạc thảo 30g, trứng gà 10 quả, đường đỏ 30g. Sắc tiên hạc thảo lấy nước, bỏ bã; cho đường đỏ và đập trứng vào đun chín trứng là được. Dùng cho phụ nữ dọa sẩy thai, xuất huyết rỉ rả...
Nước đường tiên hạc thảo: tiên hạc thảo 18g, đường trắng 30g. Tiên hạc thảo đem sắc lấy nước bỏ bã, cho đường trắng khuấy tan và đun sôi, uống hàng ngày. Thích hợp cho bệnh nhân lao phổi khái huyết.
Tiên hạc thảo hầm gan lợn: tiên hạc thảo 15 - 20g, gan lợn 100g. Tiên hạc thảo rửa sạch, cùng gan lợn nấu nhừ, vớt bỏ bã thuốc, thêm gia vị, ăn gan và uống nước canh. Rất tốt cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
Tiên hạc thảo chưng rượu: tiên hạc thảo 30g chưng với 500ml rượu. Dùng cho chị em viêm tắc sữa, áp-xe vú khởi phát.
Files
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |