Thông Hoa Phấn (Pollen pini): Vị Thuốc Đa Năng Từ Cây Thông Ba Lá

Thông Hoa Phấn, hay Pollen pini, được chiết xuất từ cây Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon). Vị thuốc này có tác dụng thông kinh hoạt lạc, tán ứ hành huyết, tiêu viêm chỉ thống, thanh nhiệt giải độc và trấn tĩnh an thần. Sử dụng trong các bài thuốc trị viêm tai giữa, viêm mũi, ngoại thương xuất huyết, mẩn ngứa và lở loét ngoài da.

May 24, 2024 - 20:52
 0  10
Thông Hoa Phấn (Pollen pini): Vị Thuốc Đa Năng Từ Cây Thông Ba Lá
Thông Hoa Phấn (Pollen pini) 松花粉
Thông Hoa Phấn (Pollen pini): Vị Thuốc Đa Năng Từ Cây Thông Ba Lá
Thông Hoa Phấn (Pollen pini): Vị Thuốc Đa Năng Từ Cây Thông Ba Lá
Thông Hoa Phấn (Pollen pini): Vị Thuốc Đa Năng Từ Cây Thông Ba Lá

Vị thuốc: Thông Hoa Phấn

Tên Latin: Pollen pini

Tên Pinyin: Songhuafen

Tên tiếng Hoa: 松花粉

Phấn hoa thông (Pine Pollen) là phấn phấn hoa được tạo ra từ hoa đực của một số loài thông bao gồm:

Cây thông Masson (Pinus massoniana);

Thông đỏ Trung Quốc (Pinus tabulaeformis);

Thông Scots (Pinus sylvestris), thường ở dạng hạt hoặc bột.

Phấn hoa thông đang trở nên phổ biến ở nhiều nơi bởi những lợi ích sức khỏe trên nam giới được chứng minh gần đây. Nó được cho là thành phần tự nhiên có hoạt tính phytoandrogens mạnh nhất hiện nay.


Cây Thông ba lá, Ngo - Pinus kesiya Royle ex Gordon (P. khasya Hook. f.) thuộc họ Thông - Pinaceae.

Ở Việt Nam, 90% diện tích thông ba lá là ở cao nguyên Langbian. Thông 3 lá mọc ở độ cao từ 1.000 đến 1.800m. Tuy nhiên, loài thông này cũng có thể mọc được ở độ cao thấp hơn từ 800 đến 1.000m trên cao nguyên Di Linh. Thông 3 lá có diện tích lớn nhất trong số các loài thông ở Việt Nam, mọc ở Hà Giang, Sơn La, Gia Lai, Công Tum,... nhưng nhiều nhất là trên cao nguyên Lang Bi-an.

Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Thông ba lá

Mô tả: Cây gỗ lớn, cao 30m hay hơn; thân thẳng, tròn, vỏ dày, màu nâu sẫm và nứt dọc sâu. Lá màu lục sẫm, mềm, thường có 3 lá mọc cụm trong một bẹ ở đầu cành ngắn; lá dài 15-20cm, bẹ dài 1-2cm. Nón quả hình trứng rộng, dài 5-9cm, chín trong 2 năm, vẩy chín có rốn hơi lồi, đôi khi có gai nhọn, có hai đường gờ ngang và dọc, đi qua giữa mặt vẩy. Hạt có cánh dài 1,5 đến 2,5cm.

Ra nón vào tháng 4-5; nón chín sau 2 năm.

Bộ phận dùng: Chồi cành (Tùng tiêm), lá (Tùng diệp, Tùng châm), mắt Thông (Tùng tiết), vỏ (Tùng thụ bì), nhựa (Tùng hương), quả non (Nộn quả), phấn hoa Thông (Hoa phấn) - Apex ramuli, Folium, Nodus, Cortex, Resina, Fructus et Pollen Pini Kesiyae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Pakistan, Ấn Độ, Mianma, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở một số tỉnh miền núi Bắc bộ và Trung bộ như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và vùng rừng Đà Lạt. Cây mọc thuần loại hoặc hỗn giao với một số cây lá rộng khác. Có thể mọc trên đất xấu nhưng thoát nước. Tái sinh hạt mạnh ở nơi đất trống.

Ở Lâm Đồng, thường phổ biến Thông ba lá Lang bian - var. langbianenis (A. Chev.) Gaussen.

Thành phần hóa học: Cây cho nhựa tốt nhưng sản lượng kém hơn Thông đuôi ngựa và Thông nhựa. Từ nhựa cũng chế ra tùng hương và tinh dầu Thông. Tinh dầu chứa 95,7% a- và b-pinene.

Tính vị, tác dụng: Có tác dụng thông kinh hoạt lạc, tán ứ hành huyết, tiêu viêm chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, trấn tĩnh an thần.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Các bộ phận khác nhau của Thông ba lá được sử dụng:

- Chồi Thông dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.

- Lá Thông dùng trị viêm thận, viêm các khớp xương và đề phòng cảm cúm.

- Mắt Thông trị đau phong thấp, bạch đới.

- Vỏ Thông trị thấp nhiệt bụng đau ỉa chảy, sởi.

- Nhựa Thông trị thấp nhiệt trong dạ dày và phong hồng, bạch điến.

- Quả Thông non dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương.

- Phấn Thông trị viêm tai giữa, viêm mũi, ngoại thương xuất huyết, mẩn ngứa, lở loét ngoài da.