CÂY THUỐC NAM: Tìm hiểu Cây An Xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, thuộc họ sterculiaceae

Theo Đông y, cây an xoa có mùi thơm nhẹ, vị gần giống trà không quá đắng như hầu hết các loại thuốc nam khác nên khá dễ uống. Ngày nay, có nhiều nghiên cứu về thành phần và tác dụng của cây an xoa. Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong loại cây này chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe.

Jan 26, 2024 - 08:38
 0  11
CÂY THUỐC NAM: Tìm hiểu Cây An Xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, thuộc họ sterculiaceae
Cây an xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, sterculiaceae, vị thuốc an xoa
CÂY THUỐC NAM: Tìm hiểu Cây An Xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, thuộc họ sterculiaceae

1. Mô tả CÂY AN XOA

Tên khác: tổ kén lông, tổ kén cái, dó lông, thâu kén lông…

Tên khoa học: Helicteres hirsuta Lour.

Thuộc họ sterculiaceae

2. Đặc điểm và hình thái nhận diện

Cây an xoa là loại thực vật thân gỗ, mọc dạng bụi, nhánh phân hình trụ và có chiều cao từ 1 – 3m. Đặc điểm cụ thể của từng bộ phận như:

  • Lá cây có hình thuôn dài và nhọn ở phần đầu. Cả hai bề mặt lá có lông mịn bao phủ và hiện rõ từng đường gân lá. Trong đó, phần mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới có màu trắng bạc.
  • Hoa an xoa thường mọc ra từ các nách lá, màu tím hoặc màu hồng đỏ, mỗi hoa có 5 cánh. Cuốn hoa có khớp và chứa từ 25 – 30 noãn trong mỗi lá noãn.
  • Quả của cây an xoa dạng nang, hình trụ dài, bề ngoài xù xì nhiều lông như tổ sâu. Quả còn non sẽ có màu xanh lục, khi chín sẽ chuyển sang màu đen, bên trong chứa nhiều hạt. Mùa hoa và quả cây an xoa thường rộ từ tháng 7 – 11.

3. Phân bố, phân loại và đặc điểm sinh thái

Cây an xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, thuộc họ sterculiaceae. Ngoài tên an xoa, có nhiều địa phương còn gọi với tên khác là cây dó lông, tổ kén cái, thâu kén lông.

Cây an xoa xuất hiện phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, điển hình như Nam Trung Quốc và các nước ở khu vực Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Philipines… Tại Việt Nam, loài cây này thường mọc trải dài từ Bắc xuống Nam, nhưng phổ biến nhất là ở các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng cùng một số tỉnh thành phía Bắc như Hòa Bình, Điện Biên, Bắc Kạn,…

Loại cây này có khả năng tự sinh trưởng rất mạnh gần như trên mọi địa hình, khí hậu, mọc chủ yếu ở các khu vực ven sông, suối, rừng… Đặc biệt, cây an xoa phát triển ở những nơi ít mưa và lạnh giá sẽ càng tích tụ nhiều dược chất hơn.

Cây an xoa có mấy loại? Theo các cuộc nghiên cứu khoa học cho biết, trong tự nhiên phát triển 2 loại cây an xoa là cây an xoa tím và cây an xoa trắng. Mỗi loại có những đặc điểm hình thái nhận biết khác nhau.

  • Cây an xoa tím: Phần thân cây nhỏ, lá nhọn, phiến lá dày, 2 bên mép có răng cưa. Hoa mọc ở sát các phiến lá, là và quả đều mọc lông tơ, khi chạm vào sẽ rất ngứa. Hoa có màu tím và nước sắc từ loại cây này sẽ có mùi thơm dễ chịu, thoang thoảng, dễ uống do có vị ngọt nhẹ, thanh mát.
  • Cây an xoa trắng: Cũng có thân gỗ nhưng có kích thước to hơn cây an xoa tím. Lá và quả an xoa không có lông, kích thước các phiến lá thường to và tròn hơn cây an xoa tím. Hoa có màu trắng, nước sắc từ loại cây này có vị chát, đắng, mùi hơi hắc và khó uống hơn loại an xoa tím.

4. Thu hái và chế biến cây an xoa

Thời điểm cây an xoa phát triển và chứa dược chất cao nhất thích hợp để thu hoạch là từ tháng 8 đến tháng 12 hằng năm. Bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc của cây an xoa là phần cành lá và thân.

Sau khi thu hoạch cây an xoa về, tiến hành sơ chế, rửa sạch và băm nhỏ hoặc cắt khúc ra rồi đem đi sấy hoặc phơi khô. Khi đã hoàn thành cho hết phần dược liệu an xoa đã khô vào túi hoặc hũ đậy kín nắp sử dụng dần. Chú ý bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ánh nắng mặt trời hay ẩm mốc, sâu mọt.

5. Thành phần hóa học cây an xoa

Theo các nghiên cứu khoa học, trong cây an xoa có chứa nhiều hoạt chất quý và thành phần hóa học như: alcoloid, flavonoid, tiliroside, lupeol, stigmasterol và apigenin cùng nhiều enzyme, vitamin khoáng chất, các nguyên tố vi lượng…

Trong đó, hoạt chất flavovoid có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ các tế bào miễn dịch khỏe mạnh, ngăn chặn sự hoạt động của các gốc tự do gây bệnh. Còn hoạt chất alcoloid có khả năng kháng tế bào ung thư, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u trong cơ thể…

6. Công dụng theo ĐÔNG Y và Y HỌC HIỆN ĐẠI

Theo Đông y

Theo Đông y, cây an xoa có mùi thơm nhẹ, vị gần giống trà không quá đắng như hầu hết các loại thuốc nam khác nên khá dễ uống.

Từ lâu, cây an xoa đã được dùng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ khắc phục nhiều bệnh. Đặc biệt là bệnh liên quan đến gan điển hình là: Viêm gan, xơ gan, men gan cao, vàng da, tăng cường chức năng gan, thúc đẩy quá trình hồi phục khi tế bào gan bị tổn thương.

Ngoài ra, cây an xoa còn có tác dụng:

● Hỗ trợ thải độc cơ thể, giúp kiểm soát cân nặng.

● Hỗ trợ phòng ngừa và khắc phục bệnh gan.

● Phần lá cây có tác dụng tốt trong khắc phục sưng lở, mụn nhọt.

● Rễ cây dùng trong bài thuốc giải cảm mạo, giảm đau, tiêu độc, bệnh sởi, lỵ, đái dắt...

● Cải thiện chứng mất ngủ.

● Cải thiện triệu chứng nhức mỏi, đau lưng.

Theo y học hiện đại

Ngày nay, có nhiều nghiên cứu về thành phần và tác dụng của cây an xoa. Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong loại cây này chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe.

Cụ thể, trong cây an xoa có chứa:

● Chất alkaloid: Đây là chất kháng ung thư, có khả năng hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của khối u.

● Flavonoid: Đây là chất chống oxy hoá. Nhờ đó có tác dụng tốt trong hỗ trợ bảo vệ các tế bào gan trước tổn thương.

● Petroleum Ether (PE) và Dichloromethane (DC): Góp phần hỗ trợ việc điều trị ung thư gan.

● Ngoài ra, trong cây an xoa con chứa một số loại enzyme và những thành phần có lợi khác giúp kháng khuẩn và có lợi cho sức khỏe.

Cây an xoa là loại dược liệu được nhiều người biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư

7. Tìm hiểu chi tiết cây thuốc AN XOA: CÂY AN XOA: Thâu kén lông, Tổ kén lông, Thâu kén cái, Dó lông, Con chuột (Helicteres hirsuta Lour., Helicteres spicata Colebr. ex Mast)