Kiến kỳ nam, trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai (Hydnophytum formicarum Jack, (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp))

Kiến kỳ nam Theo kinh nghiệm nhân dân, kiến kỳ nam dùng chữa các bệnh về gan, thận, ăn uống kém, da vàng xám, mệt mỏi, uể oải.

Oct 15, 2021 - 21:17
Jan 25, 2024 - 15:54
 0  13
Kiến kỳ nam, trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai (Hydnophytum formicarum Jack, (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp))
Kỳ nam lá rộng - Hydnophytum formicarum
Kiến kỳ nam, trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai (Hydnophytum formicarum Jack, (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp))
Kiến kỳ nam, trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai (Hydnophytum formicarum Jack, (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp))
Kiến kỳ nam, trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai (Hydnophytum formicarum Jack, (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp))
Kiến kỳ nam, trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai (Hydnophytum formicarum Jack, (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp))
Temu
Temu

Kiến kỳ nam Còn gọi là trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai.

Temu
Temu

Tên khoa học: Hydnophytum formicarum Jack, (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp). Thuộc họ Cà phê (Ruhiaceae).

A. Mô tả cây

Có hai loại củ kỳ nam đều được dùng làm thuốc:
 
1. Kỳ nam lá rộng Hydnophytum formicarum Jack, là một cây phụ sinh, sống ở rừng thưa vùng trung du và có củ trơn, màu vỏ xám đen, bổ ra có thịt màu xám vàng với rất nhiều lỗ hang cho kiến ở. Thân từ 2 đến 4 tròn, nhẵn. Lá hình trái xoan ngược, dày, nhẵn, gân phụ mịn 6 - 10 đôi, hoa không cuống, trắng, ống vành 3mm, tiểu nhụy 4. Mùa hoa vào các tháng 5 - 8. Quả nhân cứng, vị ngọt, cao 5 - 7mm. Nhân 2, cao 5mm. (Xem chi tiết cây: Kỳ nam lá rộng Hydnophytum formicarum Jack)

2. Kỳ nam lá hẹp dài Myrmecodia armata DC. (còn có tên là Myrmecodia tuberosa Bl.) cũng là một cây phụ sinh, nhưng củ có gai, do đó có tên kỳ nam gai, màu vỏ xám đen, bổ ra có thịt màu xám vàng, với rất nhiều lỗ cho kiến ở. Thân đơn độc, tròn, nhẵn. Lá thon, dày, hẹp, gân phụ mịn 8 - 10 đôi, lá bẹ 1 cm, tiểu nhụy 4. Quả nhân cứng, cao 2.5cm, nhân 4 - 5 hột, cao 4mm. (Xem chi tiết cây: Kỳ nam lá hẹp dài Myrmecodia armata DC)

Kỳ nam lá hẹp dài - Myrmecodia tuberosa

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại, chủ yêu gặp ở rừng thưa ở những vùng bình và trung nguyên các tỉnh phía nam. Thu hoạch gần như quanh năm nhưng nhiều nhất vào đầu mùa khô cho củ chất lượng tốt hơn. Hoặc để nguyên củ, hoặc thái mỏng phơi hay sấy khô.
 
Nhiều nhất ở các tỉnh thuộc tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Loại củ tròn nhẵn còn có tên trái bí kỳ nam hay kỳ nam kiến củ có gai còn mang tên kỳ nam gai, ổ kiến.
 
C. Thành phần hoá học

Sơ bộ thấy nước ép củ kiến kỳ nam có chứa rất nhiều muối vô cơ (có lẽ do kiến tha về), vết ancaloit (Phân viện Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh, 1981).
 
D. Công dụng và liều dùng

Theo kinh nghiệm nhân dân, kiến kỳ nam dùng chữa các bệnh về gan, thận, ăn uống kém, da vàng xám, mệt mỏi, uể oải. Ngày dùng 10 - 16g dưới dạng thuốc sắc. Có người dùng ngâm rượu.

(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi)

Ổ KIẾN

Hydnophytum formicarum Jack, 1823.

Lasiostoma formicarum (Jack.) Spreng. 1825;

Hydnophytum montanum Blume, 1826.

Họ: Cà phê Rubiaceae

Bộ: Long đởm Gentianales

Đặc điểm nhận dạng:

Gốc thân phù dạng củ, mập, vỏ cứng không gai nhưng sần sùi, màu xám vàng, gần tròn, dài tới 25 cm, không có lông; vỏ có nhiều lỗ như tổ ong cho kiến ở; từ thân phù mọc lên 2 - 4 nhánh thân, hình gần 4 cạnh, nhẵn. Lá mọc đối, gốc thuôn, đầu tù, phiến lá dày, nhẵn bóng, không có lông, dài 3,5 - 15 cm, rộng 2 - 7 cm; gân phụ mảnh, 7 - 10 đôi; cuống lá ngắn, nhẵn, dài 0,5 - 2,5 cm; lá kèm thấp, đầu nhọn. Hoa không cuống, thường mọc tập trung từ 3 - 5 ở nách lá. Đài hình ống, đỉnh có phiến ngắn. Tràng màu trắng, ống tràng dài 2,5 - 3 mm, đỉnh có 4 thuỳ hình bầu dục. Nhị 4, đính trên họng ống tràng; núm nhuỵ dày, có lông. Quả nhỏ, có nhân cứng, hình bầu dục, khi chín mầu da cam, dài 6 - 7 mm. Hạt 2, dài 2 mm. (ảnh 245).

Sinh học và sinh thái:

Ra hoa tháng 12 - 1 (năm sau), có quả tháng 1 - 3. Tái sinh bằng hạt. Phụ sinh trên cây gỗ trong rừng nhiệt đới ẩm đôi khi thấy ở cả kiểu rừng thưa, ở độ cao khoảng 700 m.

Phân bố:

Trong nước: Kontum (Kon Plông),Gia Lai (An Khê), Đắk Lắk, Đồng Nai, Lâm Đồng (Bảo Lộc), Quảng Ngãi (Sơn Hà), Bà Rịa - Vũng Tầu (Xuyên Mộc), Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Bình Phước, Kiên Giang (Phú Quốc).

Thế giới: Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia.

Giá trị:

Độc đáo về giá trị nguồn gen, vì có dạng sống đặc biệt. Phần thân phù dùng làm thuốc chữa bệnh gan và sốt vàng da, đau nhức gân xương, lợi tiểu, tiêu viêm.

Tình trạng:

Phân bố rải rác. Nạn phá rừng và khai thác gỗ đã trực tiếp làm thu hẹp vùng phân bố, mất cây giá thể. Hơn nữa, kỳ nam là loài sinh trưởng phát triển chậm, sự thu hái bừa bãi làm giảm nguồn gieo giống.

Phân hạng: EN A1b,d, B1+2b,e.

Biện pháp bảo vệ:

Cần điều tra thêm, xác định điểm có cây mọc tương đối tập trung để bảo vệ. Nghiên cứu kỹ hơn về mặt sinh học, giúp cho việc bảo tồn có hiệu quả hơn.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 319.

Đọc thêm:

Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack) là loài thực vật nằm trong danh mục bảo tồn gen thuộc nhóm nguy cấp (EN). Hạt Bí kỳ nam trong tự nhiên có tỷ lệ nảy mầm thấp, cây giống chỉ được tìm thấy do sự nảy mầm từ hạt khi cây mẹ ra hoa, tạo quả và phát tán trong rừng. Nghiên cứu quá trình hình thành chồi in vitro nhằm cung cấp nguyên liệu cho quá trình nhân giống cây Bí kỳ nam bằng phương pháp nuôi cấy mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng calcium hypochlorite 10% để khử trùng mẫu trong thời gian 10 phút có tỷ lệ mẫu vô trùng là 96,67% và tỷ lệ mẫu vô trùng có khả năng tái sinh là 93,33%. Môi trường ½ MS bổ sung 30 g/L sucrose, 7,5 g/L agar và 0,5 mg/L thidiazuron (TDZ), sau 6 tuần nuôi cấy, cho tỷ lệ tạo mô sẹo 100%, mô sẹo xốp, có màu xanh cốm. Chồi in vitro Bí kỳ nam được tái sinh trên môi trường ½ MS có bổ sung 2,5 mg/L BA và 0,3 mg/mL NAA cho tỷ lệ đạt 46,67% mô sẹo tạo chồi, số chồi/mẫu là 12, chiều cao chồi đạt trung bình 2,27 cm, chồi mang từ 2 - 6 lá, lá mở rộng, màu xanh đậm thích hợp để tái sinh cây hoàn chỉnh.

Tài về những nghiên cứu về cây thuốc quý Bí Kỳ Nam:

Temu
Temu

1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG THỰC VẬT LÊN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỒI IN VITRO CÂY BÍ KỲ NAM (Hydnophytum formicarum Jack) Ở PHÚ QUỐC

2. Nghiên cứu chế biến trà túi lọc Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack.) chứa hàm lượng polyphenol cao

3. Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen dược liệu Kỳ nam kiến (Hydnophytum formicarum Jack.) và Linh chi cổ cò Phú Quốc; Mã số: NVQG-2019/ĐT.15

(Tệp đính kèm:

  • Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia)

3. Luận văn Tiến Sĩ Nghiên cứu tác động dược lý hướng bảo vệ gan, thận của Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack., Rubiaceae)

Files

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!