Tô mộc là vị thuốc trị loãng xương

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân do ăn uống thất thuờng, thiếu dinh dưỡng, chân tay và toàn thân ít vận động. Tỳ vị bị tổn hại, tinh huyết thiếu hụt làm cho xương khô tủy kém mà sinh ra bệnh.

Dec 13, 2020 - 12:21
 0  10
Tô mộc là vị thuốc trị loãng xương
Tô mộc, còn có các tên gọi khác là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, là một loài thực vật thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5-10 mét, cho gỗ rất rắn, có màu đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Gỗ của nó trong tiếng Anh gọi là brezel wood.

Loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần, đồng thời mật độ chất trong xương ngày càng thưa khiến xương trở nên giòn, dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới, chủ yếu ở thời kỳ tiền mãn kinh. Loãng xương là nguyên nhân phổ biến gây ra gãy xương ở phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh và người già... Bệnh tiến triển thầm lặng, nhiều khi chỉ phát hiện khi xương bị gãy.

Sau đây là một số bài thuốc theo từng thể lâm sàng:

Loãng xương thể thận dương hư: người bệnh có biểu hiện lưng đau gối mỏi, cơ thể yếu mệt, chân tay không có lực, lạnh lưng và lạnh chân tay, liệt dương, đầu choáng mắt hoa, tiểu đêm nhiều lần, phân lỏng...

Phép trị: ôn bổ thận dương, cường kiện gân cốt.

Dùng bài: đỗ trọng 10g; cỏ xước, nam tục đoạn, hy thiêm, hoài sơn, ba kích mỗi vị 16g; cao lương khương 10g, quế 6g, thiên niên kiện 10g; sơn thù, khởi tử, cây lá lốt, bạch truật (sao hoàng thổ) , cam thảo mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Loãng xương thể thận âm suy tổn: người bệnh có biểu hiện mắt hoa, lưng gối đau mỏi, vận động chậm chạp, ù tai, mắt kém, triều nhiệt, tâm phiền, đại tiện táo kết, răng đau, tóc rụng, lợi sưng, tinh thần mệt mỏi.

Phép trị: Tư bổ thận âm, dưỡng tinh tủy.

Dùng bài: bạch linh, kim ngân hoa, đại táo mỗi vị 10g; mẫu lệ chế, cỏ mực, tang diệp mỗi vị 16g; hoài sơn, sơn thù, đương quy, khởi tử, tang thầm, khiếm thực, hoàng bá, quy bản (sao), thục địa, cam thảo mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Mỗi lần uống thuốc pha thêm vào 20ml mật ong.

Loãng xương thể tỳ hư: người bệnh có biểu hiện cơ thể gầy xanh, chân tay yếu mềm, ăn ngủ kém, hay bị lạnh bụng, phân lỏng, mình mẩy nặng nề, ngại vận động, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

Dùng bài: bạch truật, thần khúc, hậu phác, lá lốt, phòng sâm mỗi vị 12g; bạch linh, sơn tra, cao lương khương, sa nhân, bán hạ, chích thảo mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Gia giảm: nếu đau đầu mất ngủ, gia hắc táo nhân 12g, viễn chí 12g; hay sôi bụng, phân lỏng, gia quế chi 8g, sinh khương 6g; đau nhức các khớp, gia đỗ trọng 12g, tục đọan 12g; ho hen có đờm, gia cát cánh 12g, tía tô 16g, sinh khương 6g.

Loãng xương thể huyết ứ: người bệnh có biểu hiện đau nhức các khớp, cơ thể mỏi mệt, da sạm, chất lưỡi tía, có thể có những điểm xuất huyết, đau mình mẩy...

Phép trị: hoạt huyết, hóa ứ, tán kết, giảm đau.

Dùng bài: hoàng kỳ 16g, tô mộc 20g; hồng hoa, uất kim, trần bì, ngải diệp mỗi vị 10g; kê huyết đằng, tục đoạn, phòng sâm, bạch truật, xa tiền, hương phụ tử chế, xuyên khung, cam thảo mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tô mộc, còn có các tên gọi khác là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang (Tên khoa học: Caesalpinia sappan), là một loài thực vật thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5-10 mét, cho gỗ rất rắn, có màu đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Gỗ của nó trong tiếng Anh gọi là brezel wood. Gỗ tô mộc đã từng là một trong các mặt hàng chủ yếu trong buôn bán giữa người Nhật Bản và người khu vực Đông Nam Á (đặc biệt là Xiêm La) trong thế kỷ 17 trên các chu ấn thuyền.

Lương y Đình Thuấn