Cây gió đất hoa thưa, Nấm đất (Balanophora laxiflora Hemsl)

Dó đất hoa thưa, còn gọi là dương đài hoa thưa, cu chó, dó đất, xà cô, nấm đất, có tên khoa học: Balanophora laxiflora) là một loài thực vật có hoa trong họ Balanophoraceae. Loài này được Hemsl. mô tả khoa học đầu tiên năm 1894.

Feb 1, 2024 - 09:20
 0  13
Cây gió đất hoa thưa, Nấm đất (Balanophora laxiflora Hemsl)

Tên Khoa học: Balanophora laxiflora Hemsl.
Tên tiếng Anh:
Tên tiếng Việt: Nấm đất; Dó đất hoa thưa; cu chó; xà cô; net din; tang din
Tên khác:

Đặc điểm nhận dạng: Cỏ mập, sống ký sinh trên rễ, màu nâu đỏ, cao 10-20 cm, không có diệp lục. “Củ” hình trứng, đường kính 2-2,5 cm, bề mặt sần sùi và có mụn hình sao nổi rõ. Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 5-10 lá dạng vảy ở phía gốc; phiến lá hình mũi mác, cỡ 2-2,5 x 1-1,5 cm. Hoa đơn tính khác gốc, họp thành cụm hoa dạng bông nạc. Cụm hoa đực hình trụ, gồm những hoa gần như không cuống; bao hoa gồm 6 mảnh, trong đó 2 mảnh giữa (đối diện nhau) lớn hơn và cụt đầu, các mảnh bên hình trái xoan tròn đầu; khối phấn bị ép ngang. Hoa cái hình bầu dục thuôn; không có bao hoa, mọc ở quanh chân của vảy bảo vệ; vảy hình trứng lõm ở đỉnh; 1 vòi nhụy.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 11-12 (và chỉ khi có hoa mới dễ phát hiện). Sinh sản vô tính (bằng cách đẻ nhánh). Mọc rải rác trong rừng (ký sinh trên rễ) cây lá rộng, nơi ẩm, ở độ cao 600-2300 m.

Phân bố:

- Trong nước: Ninh Bình (Cúc Phương), Kon Tum (Ngọc Guga, Ngọc Pan).

- Thế giới: Trung Quốc, Đài Loan, Lào.

Giá trị: Nguồn gen hiếm và độc đáo. Toàn cây sấy khô, ngâm rượu làm thuốc bổ.

Ở Lào, người ta dùng củ để chế một loại nhựa dính dùng bẫy chim. Cây cũng được dùng làm thuốc bổ máu, phục hồi sức khỏe, chữa nhức mỏi chân tay.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây được dùng trị hư lao xuất huyết, đau lưng, lở trĩ.

Tình trạng: Loài có khu phân bố chia cắt, diện tích nơi cư trú không thể vượt quá 500 km2. Số cá thể gặp thường rất ít, bản thân lại bị khai thác lấy nguyên liệu làm thuốc.

Phân hạng: EN B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (V). Không xâm hại, khai thác các cây còn sót lại ở các nơi phân bố. Nghiên cứu thêm về các đặc điểm sinh học, nhằm đưa vào bảo tồn ngoại vi có hiệu quả.

Tài liệu dẫn: SĐVN(2007): 127;CCVN, 2: 172;

Một số thông tin khoa học của cây Nấm đất:

+ Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển I, trang 803: “Ở Lào cây được dùng làm thuốc bổ máu, phục hồi sức khỏe, chữa nhức mỏi chân tay. Ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây được dùng trị hư lao xuất huyết, đau lưng , lở trĩ.”

+ Theo Đỗ Huy Bích và nnk, 2004, 1000 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1, trang 556: “Củ gió đất được nhân dân địa phương dùng làm thuốc bổ, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng, nhức mỏi chân tay, nhất là dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, người mới ốm dậy chóng lại sức.”

Nghiên cứu ở nước ngoài:

+ Nghiên cứu sự giảm nồng độ acid uric bằng dịch chiết Balanophora laxiflora Hemsl.  trên chuột bị tăng nồng độ acid uric.

+ Mục đích của nghiên cứu là đánh giá việc giảm nồng độ acid uric khi sử dụng dịch chiết Balanophora laxiflora Hemsl. (B.L) trên những con chuột bị làm tăng nồng độ acid uric bằng potassium-oxonate-(PO-).

+ Kết quả cho thấy phần chiết xuất bằng ethyl acetate (EtOAc) của (B.L) có hoạt động ức chế men xanthine-oxidase-(XOD-) mạnh mẽ. Trong số 10 hợp chất (EA1-10) thì hợp chất EA8 có khả năng ức chế (XOD) mạnh nhất. Bốn hợp chất đã được phân lập là: 1-O-(E)-caffeoyl-β-D-glucopyranose (1), 1-O-(E)-p-coumaroyl-β-D-glucopyranose (2), 1,3-di-O-galloyl-4,6-(S)-hexahydroxydiphenoyl-β-D-glucopyranose (3), and 1-O-(E)-caffeoyl-4,6-(S)-hexahydroxydiphenoyl-β-D-glucopyranose (4). Trong đó hợp chất (3) và (4) tác dụng mạnh nhất so với các hợp chất khác. Cả 2 tanin khi thủy phân cũng được xác định là những chất ức chế không cạnh theo phương pháp Lineweaver-Burk.

+ Như vậy, khả năng làm giảm nồng độ acid uric ở chuột phù hợp với hoạt động ức chế men xanthine-oxidase. Do đó, hoạt chất chiết xuất từ Balanophora laxiflora Hemsl. có thể sử dụng như là dạng hợp chất mới có khả năng làm giảm nồng độ acid uric.

Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học,  Hà Nội, Quyển I.

2. Đỗ Huy Bích và nnk, 2004. 1000 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, Tập 1.
3. Ho ST, Tung YT, Huang CC, Kuo CL, Lin CC, Yang SC, Wu JH, The Hypouricemic Effect of Balanophora laxiflora Extracts and Derived Phytochemicals in Hyperuricemic Mice. Evid Based Complement Alternat Med. 2012;2012:910152.

Balanophora laxiflora

Nghiên cứu về cây dó đất, Nấm ngọc cẩu mới cập nhật

1. Thành phần hóa học của cây Ngọc cẩu (Balanophora laxiflora Hemsl.) thu tại Tuyên Quang. Phần 1. Thành phần hóa học của các cặn chiết ít phân cực.

2. Nghiên cứu chiết xuất hoạt chất trong cây dó đất đực tiêu diệt tế bào ung thư biểu mô Gan của các nhà khoa học Trung Quốc (Ethanol extracts of Balanophora laxiflora Hemsl inhibit hepatocellular carcinoma with the involvement of HKII-mediated glycolysis

3. Anti-inflammat Anti-inflammatory principles fr y principles from Balanophor om Balanophora laxiflor a laxiflora

Files