Thăng Ma (Rhizoma Cimicifugae): Vị Thuốc Thanh Nhiệt Giải Độc và Thăng Dương Hiệu Quả

Thăng Ma, hay Rhizoma Cimicifugae, là vị thuốc Đông y nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt giải độc, thăng dương và tán phong nhiệt. Với tính vị ngọt, cay và mát, Thăng Ma được dùng để điều trị các chứng dịch thời khí, nhức đầu, đau cổ họng, ban sởi, tiêu chảy kéo dài và phụ nữ băng huyết. Liều dùng từ 1,5-9g. Khi phối hợp với các vị thuốc khác, Thăng Ma giúp giảm đau răng, sưng lợi, trị đau họng và hỗ trợ các bệnh về tiêu hóa và da liễu. Kiêng dùng cho người âm hư hỏa vượng và tỳ vị hư yếu.

May 17, 2024 - 14:26
 0  2
Thăng Ma (Rhizoma Cimicifugae): Vị Thuốc Thanh Nhiệt Giải Độc và Thăng Dương Hiệu Quả
Vị thuốc Thăng Ma (Rhizoma Cimicifugae) 升麻
  • Thăng Ma (Rhizoma Cimicifugae)

    Thăng Ma (Rhizoma Cimicifugae)
    Vị thuốc Thăng Ma

    Vị thuốc: Thăng Ma

    Tên khác: Thăng ma bắc

    Tên Latin: Rhizoma Cimicifugae

    Tên Pinyin: Shengma

    Tên tiếng Hoa: 升麻

    Tính vị: Vị ngọt, cay, tính mát

    Quy kinh: Vào kinh đại trường, phế, tỳ, vị

    Hoạt chất: Cimicifugine, B-sitosterol, cimigenol, cimigenolsyloside, dahurinol, isodahurinol, dehydroxydahurinol, 25-O-methyliso-dahurinaol, isoferulic acid, ferulic acid, caffein, visnagin, visamminol

    Dược năng: Thanh nhiệt giải độc, thăng dương, tán phong nhiệt

    Liều Dùng: 1,5 - 9g

    Chủ trị:

    - Trị chứng dịch thời khí, nhức đầu ở vùng trán, đau cổ họng lên ban sởi, sang lở, tiêu chảy kéo dài, phụ nữ băng huyết, bạch đái.

    - Sởi giai đoạn đầu, ban chưa mọc hết: dùng Thăng ma với Cát căn trong bài Thăng Ma Cát Căn Thang.

    - Vị có nhiệt thịnh biểu hiện như đau đầu, sưng và đau lợi, đau răng và loét lưỡi và miệng: dùng Thăng ma với Hoàng liên, Sinh địa, Thạch cao và Mẫu đơn bì trong bài Thanh Vị Tán.

    - Ðau họng do phong nhiệt biểu: Dùng Thăng ma với Huyền sâm, Cát cánh, Ngưu bàng tử trong bài Ngưu Bàng thang.

    - Khí nghịch ở tỳ và vị biểu hiện như tiêu chảy mạn, sa hậu môn, sa tử cung và sa dạ dày: dùng Thăng ma với Nhân sâm, Hoàng cầm và Bạch truật trong bài Bổ Trung Ích Khí Thang.

    - Mụn nhọt, hậu bối và bệnh da dùng Thăng ma với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiềuXích thược.

    Chú thích: Quảng Đông Thăng ma có tính thanh nhiệt giải độc, tán phong nhiệt rất tốt nhưng không có tính thăng dương như Thăng ma bắc.

    Kiêng kỵ:
    - Âm hư hỏa vượng, trên thực dưới hư không nên dùng
    - Thăng ma có tính mát, nếu tỳ vị hư yếu, nên dùng chung với các vị có tính ấm để dưỡng tỳ vị

  • Cây thuốc Thăng ma –Actaea cimicifuga , Ranunculaceae

    Cây thuốc Thăng ma –Actaea cimicifuga , Ranunculaceae

    Tên khác: Thăng ma (Bắc)

    Tên khoa học: Actaea cimicifuga L. (Cimicifuga foetida L.), Ranunculaceae (họ Mao lương)

    Mô tả cây: Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-2 m, có lông nhỏ. Thân mọc đứng, phân nhiều cành. Lá kép lông chim, mọc so le, lá chét hình trứng hay hình mác, mép khía răng cưa sâu và nhọn, lá chét tận cùng chia 3 thùy. Cụm hoa mọc ở ngọn hoặc nách lá gần ngọn thân. Hoa 5-7 cánh, màu trắng, xếp lợp, hình trứng. Quả dài 12 mm, dẹt, có vòi nhụy tồn tại, hạt 6-8.

    Bộ phận dùng, thu hái và chế biếnThân rễ (Rhizoma Cimicifugae) thu hái vào mùa hè, mùa thu, phơi khô nửa chừng thì đốt cháy lớp rễ con, rồi tiếp tục phơi cho thật khô. Dược liệu là những khối dài ngắn không đều, thường phân nhánh nhiều, có nhiều mấu nhỏ. Mặt ngoài màu nâu đen hoặc nâu, thô nháp, còn sót lại nhiều rễ nhỏ. Thể chất nhẹ, cứng, khó bẻ. Mặt bẻ gãy không phẳng, có xơ, màu vàng lục hoặc vàng nạt. Mùi nhẹ. Vị hơi đắng và chát.

    Thành phần hóa học: Thân rễ chứa thành phần chính là các triterpenoid (cimigenol, cimigenyl xylosid, dahurinol,…), monoterpen lacton (cimicifugolid A−C), benzo-γ-pyron (cimifugin, cimicifugosid), acid phenol (acid isoferulic, acid caffeic).

    Công dụng và cách dùngThăng ma được dùng để chữa trĩ, sa tử cung, băng huyết, bạch đới; nhức răng, nhức đầu; loét miệng, viêm nha chu; sốt rét, ban sởi, đậu mùa.
    Dùng dạng thuốc sắc. Ngoài ra còn ngậm thuốc sắc để chữa đau răng, loét miệng.

  • Cây thuốc Thăng Ma theo "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

    Cây thuốc Thăng Ma theo "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"
    Thăng ma

    Thăng ma là một vị thuốc thường dùng trong đông y. Ngọn và lá hơi giống cây gai (ma), lại có tính làm bốc lên trên (thẳng) do đó có tên. Trên thị trường, vị thăng ma do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chủ yếu là những cây thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae), nhưng vùng Quảng Đông, Quảng Tây giáp nước ta người ta dùng rễ một cây thuộc họ Cúc với tên thăng ma. Cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

    Những vị thăng ma thường gặp là:

    1. Thiên thăng mu-(Rhizoma Cimicifugae heracleifoliae)-là thân rễ khô của cây đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heracleifolia Komar.), thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
    2. Bắc thăng ma-(Rhizoma Cimicifugae dahuricae)-là thân rễ khô của cây bắc thăng mà hay đông bắc thăng ma-(Cimicifuga dahurica Maxim,) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
    3. Tây thăng ma-Còn gọi là lục thăng ma hay xuyên thăng ma (Rhizoma Cimicifugae foetidae) là thân rễ khô của cây thăng ma (Cimicifuga foetida L.) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
    4. Quảng đông thăng ma (Radix Serratulae) là rễ khô của thăng ma (Serratula sinensis S. Moore.) thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

    Mô tả cây

    Vị thăng ma hiện nay chủ yếu vẫn phải nhập của Trung Quốc, chúng tôi mô tả ở đây để chú ý phát hiện, hoặc để tránh nhầm lẫn.

    Cây đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heracleifolia) là một cây sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng, cao từ 1-1,5m, nhẵn hoặc có ít lông mềm. Lá kép 2 hay 3 lần lồng chim, lá có cuống dài, lá chét cũng có cuống, cuống lá chét giữa dài hơn các lá chét bên, mặt lá đều có lòng mềm trắng, phiến lá chét hình trứng dài 9-11cm, rộng 5-9cm, phiến lá chét nhiều khi (nhất là lá chết giữa) lại chia thùy, mép phiến lá có răng cưa to. Lá phía ngọn thường nhỏ hơn, cuống lá cũng ngắn hơn. Cụm hoa chùm; hoa màu vàng trắng. Quả kép với 3-5 lá noãn rời nhau.

    Cây bắc thăng ma (Cimicifuga dahurica) cũng là một cây sống lâu năm, thường chỉ cao 1m, trên thân có lông mềm, lá cũng kép 2 đến 3 lần lồng chim, lá chét giữa thường có cuống, còn lá chét 2 bên thường không cuống. Cụm hoa chùm, nhưng hoa đơn tính, khác đại tam diệp thăng ma có hoa lưỡng tính. Quả kép có 5 lá noãn.

    Cây thăng ma (Cimicifuga foetida) cũng là một cây sống lâu năm, cao 1-2m, lá kép nhiều lần lòng chim (khác những loài thăng ma kể trên). Cụm hoa hình chùy, hoa lưỡng tính, màu trắng. Quả kép, trên mặt có lông.

    Cây thăng ma đầu (Serratula sinensis) là một cây sống lâu năm, lá mọc so le, nguyên, mép có răng cưa, dài 10-18cm, rộng 4,5-7cm, lá dưới có cuống dài, phía trên có cuống ngắn hơn. Hoa hình đầu, lưỡng tính, màu trắng. Quả bế hình thoi, một đầu nhọn.

    Phân bố, thu hái và chế biến

    Như trên đã nói, vị thăng ma hiện nay chủ yếu nhập của Trung Quốc. Trong số thăng mà nhập của Trung Quốc, nhiều nhất là loại bắc thăng ma chủ yếu sản xuất ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Nội Mông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, sau đến Quảng Đông thăng ma chủ yếu sản xuất ở Quảng Đông, Quảng Tây. Ngoài ra có một số ít thiên thăng ma chủ yếu sản xuất ở Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang và tây thăng ma chủ yếu sản xuất ở Thiểm Tây. Tứ Xuyên, Thanh Hai, Van Nam.

    Đối với thiên thăng ma, bắc thăng ma và tây thăng mà người ta đào thân rễ vào mùa thu, phơi khô nửa chừng thì đem đốt cháy lớp rễ con rồi tiếp tục phơi cho thật khô, đối với Quảng Đông thăng ma, người ta đào rễ vào mùa hạ và mùa thu, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô là được.

    Thành phần hoá học

    Trong vị thăng ma Cimicifuga foetida người ta đã chiết ra được chất đắng gọi là ximitin (cimitin) với công thức thơ là C20H30O7, ximitin là một chất bột màu vàng nhạt, vị đắng, tan trong axeton, con metylic, cồn etylic, clorofoc, không tan trong nước, ête, benzen và ête dầu hoả, độ chảy 169°C, đến 175°C thì phân giải. Theo Orekhov thì trong thang ma Cimicifuga foetida mọc ở Liên Xô cũ (Xiberi) có chứa một ít ancaloit.

    Các loài thăng mà khác chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

    Tác dụng dược lý

    Độ độc của thăng ma: Dùng ximitin tiêm tĩnh mạch cho chuột với liều 100mg cho chuột 10g vẫn không thấy hiện tượng trúng độc.

    Người uống quá liều thì có hiện tượng bắp thịt mềm sỉu, đầu váng mắt hoa, mạch và hơi thở giảm xuống, dạ dày bị kích thích đến gây nôn mửa kịch liệt, nếu quá liều nhiều quá thì choáng váng, nhức đầu, suy nhược và phát cuống nhẹ.

    Công dụng và liều dùng

    Thăng ma chỉ mới thấy dùng trong phạm vi đông y.

    Tính chất của thăng mà theo tài liệu cổ của đông y là vị ngọt cay hơi đắng, tính bình và hơi độc vào 4 kinh tỳ vị phế và đại trường có năng lực thăng thanh, giáng trọc (đưa cái trong lên trên, hạ chất đục xuống), tán phong giải độc, là thuốc thăng đề và chữa phong nhiệt: Thường dùng làm thuốc giải độc, trừ ôn dịch, chướng khí, trúng độc mà sinh đau bụng, sốt rét, lở cổ họng.

    Ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc để uống hay súc miệng.

    Đơn thuốc có thăng ma dùng trong đông y

    1. Chữa sốt khi mới lên đậu:

    Thăng ma 8g, cắt căn 5g, đại táo 10g, thược dược 2g, sinh khương 2g, cam thảo 1g, nước 600m1, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

    2. Đau nhức răng, cổ họng lở loét:

    Thăng ma 4g, sắc với 200ml nước ngậm trong miệng lâu rồi nuốt. Ngày 2-3 lần.

    Chú thích:

    Triều Tiên xem vị thiên thăng ma (Cimicifuga heracleifolia) là vị thuốc chính thức công nhận trong Triều Tiên hán dược cục phương và quy định như sau: Độ ẩm dưới 13%, độ tro dưới 13%, tro không tan trong axit clohydric dưới 5%, cao tan trong cồn trên 13%.